| Hotline: 0983.970.780

Tưng bừng ngày hội văn hóa Khmer Nam bộ

Thứ Hai 08/12/2008 , 08:00 (GMT+7)

Như NNVN đã đưa tin, ngày hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần 4, diễn ra từ ngày 5 - 8/12/2008...

Đêm khai mạc ngày hội VHTTDL đồng bào Khmer Nam bộ lần 4-2008

Như NNVN đã đưa tin, ngày hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần 4, diễn ra từ ngày 5 - 8/12/2008 tại Trung Trung tâm Văn hóa quận Ô Môn, Cần Thơ. Ngày hội năm nay còn là sự kiện chào mừng Năm du lịch quốc gia Mekong – Cần Thơ 2008...

"Hiểu thêm văn hoá dân tộc mình"

Sau đêm khai mạc "Đón chào ngày hội" (5/12), lễ hội đã đọng lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách. Suốt những ngày qua, hàng ngàn lượt người khắp nơi đã đến với lễ hội để thưởng thức những nét đặc trưng văn hóa, ẩm thực và du lịch của đồng bào Khmer Nam bộ. Chị Sơn Trang, ở xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao (Kiên Giang) đến tham quan lễ hội bộc bạch: “Tôi rất hãnh diện vì những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Khmer được tái hiện và triển lãm quy mô. Mỗi lần có dịp tìm hiểu thêm những giá trị văn hóa, tâm linh của dân tộc mình tôi lại cảm thấy xúc động”.

Tại gian trưng bày của tỉnh Trà Vinh, người tham quan được tận mắt nhìn nghệ nhân Lâm Phene ở xã Lương Hòa, huyện Châu Thành biểu diễn chế tác các loại mão, mặt nạ cổ truyền. Tỉnh Trà Vinh mang đến 100 hình ảnh và hiện vật trưng bày. Đặc sắc nhất là mô hình nhà sàn cổ của người Khmer; các mặt nạ và mão đội trên sân khấu Rô - băm do nghệ nhân Lâm Phene chế tác và nghệ nhân Thạch Suôi làm dàn nhạc ngũ âm; vẽ tranh trên lá thốt nốt, lá buông của nghệ nhân Thạch Tư. Bên cạnh đó là các sản phẩm điêu khắc gỗ ở chùa Hang, các vật dụng dùng trong các nghi lễ của Phật giáo Khmer Nam tông. Anh Thạch Bích đến từ Trà Vinh bộc bạch: "Từ ngày khai mạc lễ hội tôi và bà xã đã lên đây thuê nhà trọ ở suốt mấy ngày liền. Đến với lễ hội tôi học hỏi được nhiều điều bổ ích về văn hóa của dân tộc mình”.

Ông Huỳnh Văn Tùng, cán bộ Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng nhận xét: "So với lần thứ 3 thì lần này có sự chuẩn bị chu đáo, khang trang hơn nhiều”. Tỉnh Kiên Giang chuẩn bị khá công phu với 210 hình ảnh, hiện vật cùng nhà trưng bày lưu động được thiết kế, trang trí rực rỡ theo mô hình chùa tháp. Nói đến quê hương Kiên Giang, người ta nhớ ngay các sản phẩm đặc trưng của chiếu Tà Niên, nón cỏ bàng, lò đất sét nung. Bên cạnh đó, đoàn nghệ thuật Khmer Kiên Giang với 40 diễn viên tham gia biểu diễn ca múa nhạc dân tộc, trình diễn trang phục dân tộc.

Thưởng thức ẩm thực của đồng bào Khemr Nam bộ
Ẩm thực độc đáo

Phần giới thiệu văn hóa ẩm thực luôn hấp dẫn du khách. Tại khu ẩm thực, các đơn vị tham gia đã mang đến lễ hội những món ăn độc đáo trong văn hóa ẩm thực đồng bào Khmer ở từng vùng.

Hậu Giang trình bày một bàn tiệc thịnh soạn của đồng bào Khmer với điểm nhấn trên bàn tiệc là sim lo – một món canh tiêu biểu trong kho tàng ẩm thực của người Khmer ở ĐBSCL. Ông Lê Thành Phước - Trưởng phòng Di tích của Bảo tàng Hậu Giang cho biết: "Dù nấu với nguyên liệu nào, sim lo của người Khmer Hậu Giang cũng đều lấy mắm sặt làm chuẩn. Mắm được nấu cho nhừ, lược bỏ xương sau đó mới cho vài cọng sả đập dập, cho cá lóc hoặc lươn vào nấu nhừ. Mùi thơm và vị mặn của mắm thấm vào từng miếng bầu mềm mụp vào từng thớ cá ăn không thể quên được". Đặc sắc ở Hậu Giang là mâm cơm có món canh somlo cá lóc, cá rô kho, dưa bồn bồn, bánh ổ chim xem qua thật hấp dẫn.

Còn văn hóa ẩm thực đặc sắc ở Kiên Giang là mắm bòhoóc, bún mắm. Riêng tỉnh Vĩnh Long biểu diễn các công đoạn rang nếp và giã cốm dẹp, cách trộn cốm dẹp và gói lá sen. Cốm dẹp là một đặc sản chung của bà con Khmer được hầu hết các đoàn đều trưng bày và giới thiệu. Trong đó, nổi bật nhất là đoàn Vĩnh Long có thêm phần tái hiện các công đoạn làm cốm dẹp. Nghệ nhân Thạch Thị Đào cho biết: Gia đình chúng tôi nào giờ làm nghề giã cốm dẹp bán, nay được đến đây biểu diễn giã cốm cho mọi người biết tôi vui lắm.

Ngày hội Văn hoá - Thể thao - Du lịch Khmer Nam đã thực sự tạo được dấu ấn đẹp và nét đặc trưng văn hóa của vùng đồng bào Khmer Nam bộ. Ngày hội không chỉ thu hút bà con Khmer mà còn thu hút đông đảo đồng bào người Kinh, Hoa, Chăm và nhiều dân tộc anh em khác khắp nơi trong cả nước.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm