| Hotline: 0983.970.780

Tuổi hưu lao động nữ: Không nên "cào bằng"

Thứ Tư 14/09/2011 , 09:56 (GMT+7)

Lao động nữ mong muốn chia nhóm để xác định tuổi hưu, không nên tính tuổi hưu “cào bằng”.

Tuổi hưu của phụ nữ ở khu vực lao động nặng nhọc cần tính ngắn hơn so với nữ công chức

Điều tra của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động VN) cho thấy lao động nữ mong muốn chia nhóm để xác định tuổi hưu bằng căn cứ điều kiện, sức khỏe và môi trường làm việc; không nên tính tuổi hưu “cào bằng”.

Tăng tuổi làm việc ở khối sự nghiệp

Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cho lao động (LĐ) nữ được đặt ra từ mấy năm nay nhưng vẫn chưa thể “ngã ngũ". Trước vấn đề này, Viện Công nhân và Công đoàn vừa thực hiện điều tra, lấy ý kiến trên quy mô rộng tại các cơ quan, DN ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, TPHCM, Tây Ninh, Trà Vinh, Cần Thơ… về tuổi nghỉ hưu của LĐ nữ.

Theo kết quả được công bố, có 76,9% ý kiến cho rằng, LĐ nữ khối hành chính sự nghiệp nghỉ hưu ở độ tuổi 55- 60 là phù hợp. Như vậy, so với quy định hiện hành cần điều chỉnh tăng lên. Tuy nhiên, đối tượng cần tăng tuổi hưu 60, có 54% số người khi được hỏi đều cho là phù hợp với những lao động nữ có trình độ chuyên môn cao như tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư. Còn với nữ cán bộ quản lý cấp vụ (phụ cấp chức vụ từ 0,8 trở lên) thì đa số người được hỏi (57,6%) cho rằng không nên nâng tuổi nghỉ hưu của nhóm đối tượng này lên.

Một quan điểm rất đáng chú ý khi thực hiện khảo sát tuổi nghỉ hưu với nữ LĐ khối hành chính sự nghiệp là có tới 65,9% số cán bộ cấp vụ, 55,1% cán bộ cấp phòng và 61,8% LĐ nữ không đồng ý rằng nâng tuổi nghỉ hưu của nữ lên bằng nam giới thì đảm bảo bình đẳng giới.

Trong khi nhiều LĐ nữ khối hành chính sự nghiệp muốn điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu thì ngược lại, ở khối sản xuất kinh doanh, đa số người LĐ 5 ngành nghề mà cuộc khảo sát thực hiện (bao gồm may mặc, da giày; chế biến thủy hải sản; chế biến nông lâm nghiệp; sản xuất công nghiệp, lắp ráp điện tử; giao thông vận tải, xây dựng và thương mại dịch vụ) đều cho rằng chỉ 50 tuổi nghỉ hưu là phù hợp. Nếu chia theo giới thì 73,4% số LĐ nam và 73,6% số LĐ nữ muốn chị em trong khu vực sản xuất kinh doanh nghỉ hưu ở tuổi 50.

Như vậy, nếu tính chung cả hai khu vực hành chính, sự nghiệp và sản xuất kinh doanh thì đa số ý kiến công nhân, viên chức, lao động (79,6%) muốn lao động nữ nghỉ hưu trong độ tuổi 45 – 55 và chỉ có 17,2% ý kiến cho rằng nên nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ lên 60.

Chia tuổi tính hưu thành 2 khu vực

Từ thực tế đó, Viện Công nhân và Công đoàn đã đề xuất tuổi nghỉ hưu đối với LĐ nữ cho hai khu vực riêng. Cụ thể, trong khu vực sản xuất kinh doanh có 3 nhóm. Thứ nhất, LĐ nữ nghỉ hưu ở độ tuổi 55 như quy định hiện hành bao gồm LĐ nữ làm việc trong môi trường và điều kiện làm việc bình thường.

Thứ hai, tuổi nghỉ hưu từ 50-55 tuổi cho LĐ nữ có đủ 15 năm làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (theo danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Y tế ban hành).

Cuối cùng, LĐ nữ nghỉ hưu từ 47 – 50 tuổi khi có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (theo danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại) do Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Y tế ban hành.

Ngoài ra, ở khu vực này Tổng LĐLĐ Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan xem xét xây dựng chính sách trình Chính phủ quy định cụ thể về việc giảm tuổi nghỉ hưu với LĐ nữ thuộc hai ngành chế biến cao su và chế biến thủy, hải sản xuống 45 tuổi.

Còn tại khu vực hành chính sự nghiệp, nhóm nghiên cứu đề xuất nên quy định thống nhất tuổi nghỉ hưu của LĐ nữ khu vực hành chính là 58 tuổi (tăng 3 tuổi so với quy định hiện hành). Ngoài ra, LĐ nữ nghỉ hưu ở độ tuổi 50 – 55 khi có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, công việc đặc thù theo danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, đặc thù do Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quy định (bao gồm những công việc có liên quan đến múa, hát, xiếc, giáo viên bậc học mầm non…).

Cuối cùng, LĐ nữ nghỉ hưu ở độ tuổi 47 - 50 khi có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, hoặc công việc rất đặc thù, theo danh mục nghề, công việc do các Bộ ngành liên quan quy định (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo...).

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm