| Hotline: 0983.970.780

Tưới mía tiết kiệm nước

Thứ Sáu 31/10/2014 , 13:10 (GMT+7)

Nhằm nâng cao năng suất mía, tiết kiệm nước, niên vụ mía 2014-2015, Cty CP Đường Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã hỗ trợ người trồng mía áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt bằng phun béc.

Ông Thái Tiến Dũng, Trưởng phòng Nguyên liệu, Cty CP Đường Ninh Hòa cho biết, vùng nguyên liệu mía Ninh Hòa và Đắk Lắk có hơn 70% diện tích trồng mía là đất đồi, trong khi cơ sở hạ tầng thủy lợi chưa đảm bảo cho việc tưới tiêu nên chủ yếu phụ thuộc vào nước trời.

Vì vậy vào mùa khô cây mía thường thiếu nước trầm trọng, kém phát triển, năng suất thấp. Trong khi đó, nguồn nước ít ỏi từ các ao, hồ, sông, suối vẫn bị lãng phí khi người trồng mía tưới theo cách xả tràn.

Để tận dụng nguồn nước tưới có hiệu quả, vụ này Cty đã áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho một số vùng mía chủ động nguồn nước tưới. Qua kết quả theo dõi cho thấy việc đầu tư hệ thống tưới này đã giúp người trồng mía tiết kiệm được công lao động, nước tưới, tăng năng suất mía từ 40 - 50%.

Ông Dũng còn cho biết, để khuyến khích người dân áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm, nhà máy đã có chính sách đầu tư, hỗ trợ.

Cụ thể, đầu tư ứng trước không tính lãi với kinh phí từ 25 - 30 triệu đ/hộ (mua máy bơm, đường ống và hệ thống tưới, thời gian thu hồi vốn trong 3 năm). Đến nay nhà máy đã đầu tư hỗ trợ 150 hộ ở các xã Ninh Thượng, Ninh Sim, Ninh Tây, Ninh Sơn tưới tiết kiệm cho trên 700 ha mía.

Những ruộng mía ở xã Ninh Tây, TX Ninh Hòa được tưới nước đầy đủ nên phát triển rất tốt, lá xanh, cây đã cao hơn 1,2 m, trong khi đó ruộng không được tưới ở vùng lân cận cây chỉ gần 1 m.

Ông Nguyễn Rơn, thôn Xóm Mới, một người trồng mía ở khu vực này cho biết, mía là cây trồng rất cần nước, song người dân vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nước trời, rất ít ruộng được tưới nước đều đặn theo chu kỳ sinh trưởng của cây nên năng suất thấp.

"Mía trồng 1 năm mới thu hoạch, nhưng thực chất cây chỉ phát triển trong vòng 5 - 7 tháng. Trong thời gian cây mía phát triển, nếu được bơm tưới đầy đủ 1 vụ từ 5 - 6 lần thì cây vượt ngọn rất nhanh cho năng suất cao. Tui có 10 ha mía, trong đó 6 ha mía được bơm tưới, năng suất đạt từ 80 - 100 tấn/ha, nếu ít tưới thì chỉ đạt 45 - 50 tấn/ha", ông Rơn nói.

Ông Thái Tiến Dũng cho biết: "Trong các niên vụ tới chúng tôi tiếp tục khảo sát và hỗ trợ người trồng mía đầu tư hệ thống bơm tưới tiết kiệm đồng thời kéo hệ thống đường điện để giảm giá thành SX. Dự kiến trong 3 năm chúng tôi sẽ đầu tư bơm tưới bền vững cho 3.000 - 4.000 ha mía".

Hộ gần bên là gia đình anh Lê Đình Phương năm nay cũng đăng ký với nhà máy để sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm cho 3,5 ha mía.

Gặp chúng tôi, anh Phương phấn khởi: “Mía năm nay tốt bời bời vì chủ động được bơm tưới chống hạn chứ không những năm trước, cây thiếu nước cứ thấp lè tè, chẳng vươn lóng. Dự kiến năng suất mía năm nay đạt 80 tấn/ha, tăng 30 tấn/ha so với mọi năm”.

Xã Ninh Tây đã có hàng trăm ha mía được nhà máy hỗ trợ tưới tiết kiệm. Ông Huỳnh Văn Giáo, xã Ninh Bình đang áp dụng tưới nước tiết kiệm cho diện tích 40 ha ở khu vực Suối Mơ cho biết, mặc dù chi phí đầu tư tưới tiết kiệm hơi cao, song năng suất mía tăng trên 50% thì đồng vốn bỏ ra là xứng đáng.

Hơn nữa trong điều kiện thời tiết khô hạn, áp dụng công nghệ này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm được lượng phân bón, nhân công mà còn tiết kiệm lượng nước tưới đáng kể so với tưới tràn.

Việc lắp đặt, vận hành và di chuyển hệ thống cũng dễ dàng. Nhờ áp dụng tưới tiết kiệm, năng suất mía của gia đình đạt từ 80 - 90 tấn/ha, sau khi trừ chi phí lãi từ 20 - 30 triệu đồng/ha.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm