| Hotline: 0983.970.780

Tưới phun mưa tăng năng suất mía

Thứ Sáu 17/06/2016 , 06:30 (GMT+7)

Đầu tư công nghệ tưới phun mưa di động chi phí vừa phải, hợp với túi tiền của người nông dân. Ở vùng mía Lam Sơn (Thanh Hóa) thiết bị này có thể áp dụng hiệu quả trên bãi ven sông Chu, sông Cầu Chày và sông Mã.

Vừa qua, tại khu vực SX mía ở thị trấn Sao Vàng (huyện Thọ Xuân), Cty CP Tư vấn đầu tư & dịch vụ nông nghiệp VN đã phối hợp với Cty CP Mía đường Lam Sơn tổ chức trình diễn, vận hành công nghệ tưới phun mưa di động cho cây mía.

Ông Đỗ Hồng Quân, Giám đốc kỹ thuật, Cty CP Tư vấn đầu tư & dịch vụ nông nghiệp VN cho biết: "Thiết bị tưới phun mưa di động của chúng tôi có nhiều tính năng ưu việt, việc không phải lắp đặt bất kỳ thiết bị gì trên đồng ruộng sẽ giúp cho quá trình áp dụng cơ giới hóa diễn ra thuận lợi hơn. Thứ hai, máy thiết kế theo quy trình tự vận hành nên bà con nông dân có thể tiết kiệm được tối đa chi phí về nhân công lao động, với khoảng 100.000 đồng cho 1ha tưới. Sau nữa, công nghệ tưới phun mưa có thể áp dụng hiệu quả trên nhiều vùng đất, kể cả khu vực đồi dốc".

Theo ông Quân, suất đầu tư bình quân cho 1 thiết bị tưới dao động từ 15 - 20 triệu đồng/ha. So với thông thường, thiết bị tưới phun mưa di động giúp cây mía tăng năng suất từ gấp rưỡi đến gấp đôi trên diện tích 1ha. Qua khảo sát, tại Thanh Hóa và Nghệ An, hiện năng suất bình quân chỉ đạt 50 - 60 tấn/ha, nhưng khi áp dụng công nghệ tưới phun mưa, có thể tăng lên 80 - 100 tấn.

Hiện công nghệ tưới phun mưa của Cty CP Tư vấn đầu tư & dịch vụ nông nghiệp VN đang được ứng dụng rộng rãi tại nhiều vùng nguyên liệu của Tập đoàn Thanh Thành Công (Tây Ninh, Gia Lai, Khánh Hòa…), đơn vị có diện tích và quy mô phát triển mía đường lớn nhất VN.

Theo quan sát của PV, một hệ thống tưới bao gồm máy cụm máy bơm (sử dụng động cơ Diezel D24 hoặc đầu mô tơ điện), cụm máy tưới và súng tưới, quá trình lắp ráp và vận hành tương đối đơn giả. Thiết bị được thiết kế tự vận hành cuốn dây và vòi phun trong quá trình tưới.

15-29-36_4
Ông Đỗ Hồng Quân giới thiệu các tính năng của thiết bị

 

Quy trình vận hành của thiết bị tưới phun mưa di động gồm 2 bước. Bước 1, cần kiểm tra xe tự hành (kiểm tra diesel, nước làm mát, hơi lốp xe, đóng cầu dao); đối với thiết bị tưới phải vặn siết các ốc vòi (sung) tưới, đai ốc và dây tưới. Bước 2, bố trí địa điểm đặt máy phù hợp, lần 1 cách bờ ruộng từ 20 - 25m, lần 2 cách vị trí lần 1 là 50m…

Ông Lê Bá Chiều, Phó TGĐ phụ trách nguyên liệu Cty CP Mía đường Lam Sơn cho rằng, khu vực Bắc Trung Bộ nói chung và Thanh Hóa nói riêng thường có lượng mưa tập trung chính mùa từ tháng 4 đến tháng 8, các tháng còn lại gần như không có mưa, cây trồng phát triển kém do thiếu nước trầm trọng. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu, chọn lựa giải pháp tưới hiệu quả cho cây mía để đảm bảo năng suất, chất lượng là vô cùng cấp thiết.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, ông Lê Bá Chiều nhận định thiết bị tưới phun mưa của Cty CP Tư vấn đầu tư & dịch vụ nông nghiệp VN là sự lựa chọn phù hợp của người nông dân. “Công nghệ tưới phun mưa di động có chi phí vừa phải, hợp với túi tiền của người nông dân. Ở vùng mía Lam Sơn, thiết bị này có thể áp dụng hiệu quả tại những diện tích trồng mía dọc các bãi ven sông Chu, sông Cầu Chày và sông Mã”.

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất