| Hotline: 0983.970.780

Tưới tiết kiệm cho xoài trên đất cát

Thứ Năm 18/05/2017 , 14:05 (GMT+7)

Trong những năm qua, do ảnh hưởng biến đổi khí hậu ở Bình Định thường xuyên xảy ra hạn hán, các loại cây trồng phải áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm.

Viện KHKT nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ đã nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp tưới nước đến năng suất của cây xoài trên đất cát. Nghiên cứu này cho thấy, tưới tiết kiệm cho xoài vừa giảm được nhiều khoản chi phí và đặc biệt là năng suất xoài tăng cao vượt trội.

10-45-53_1
Tham quan vườn xoài áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm của ông Ngọc

Nghiên cứu trên của Viện tập trung vào việc cải thiện hiệu quả sử dụng nước của cây xoài thông qua các phương pháp và công nghệ tưới khác nhau, để sử dụng hiệu quả nguồn nước. Xác định chính xác lượng nước tưới theo yêu cầu của cây trồng theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển và cung cấp đúng vị trí để hạn chế thất thoát nước tưới mức thấp nhất.

Theo TS Nguyễn Thanh Phương, Phó Viện trưởng Viện KHKT nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ, Bình Định có tổng diện tích xoài 1.400ha, trong đó 1.300ha đang kinh doanh, tổng sản lượng hàng năm trên dưới 5.400 tấn. Các giống xoài được trồng phổ biến là: Xoài cát Hòa Lộc, cát Chu, cát trắng, xoài bưởi… Trong đó xoài cát Hòa Lộc có chất lượng cao nhất, mang lại lợi nhuận lớn nhất cho nông dân.

“Tuy nhiên, xoài cát Hòa Lộc ở Bình Định cũng đang gặp khó về kỹ thuật canh tác, đặc biệt là phải được tưới đủ nước xoài mới cho năng suất cao, chất lượng tốt. Vì trong giai đoạn nuôi quả, nếu bị khô nước, khi gặp mưa sẽ xảy ra hiện tượng rụng trái và nứt trái. Lo ngại, nông dân cứ “cắm đầu” tưới nhiều lần hơn mức cần thiết, lượng nước tưới cũng nhiều hơn yêu cầu, gây lãng phí công lao động cũng như tài nguyên nước”, TS Phương chia sẻ.

Phương pháp tưới tiết kiệm cho cây xoài được áp dụng trên 1ha xoài 16 năm tuổi của ông Nguyễn Ngọc (63 tuổi) ở thôn Tân Hóa Nam, xã Cát Hanh (huyện Phù Cát). Ông Ngọc dùng chảo bốc hơi nước loại nhỏ, có đường kính tối thiểu 60cm, chiều cao 25 - 30cm, làm bằng nhựa hoặc kim loại. Bên trong chảo có 1 thước đo để xác định lượng nước bốc hơi. Chảo bốc hơi nước được đặt trong vườn xoài để xác định lịch trình tưới nước thông qua lượng bốc hơi nước trên chảo. Sử dụng loại dây tưới nhỏ giọt không bù áp có đường kính 12mm, áp suất tưới từ 0,2 - 0,5bar, lưu lượng tưới từ 0,3- 0,8 lít/giờ, khoảng cách giữa 2 đầu nhỏ giọt là 0,22m.

Ông Nguyễn Ngọc, chủ vườn xoài áp dụng mô hình tưới tiết kiệm cho biết: “Phương pháp tưới nhỏ giọt cho cây xoài lợi tứ bề. Trước đây, với 100 cây xoài, nếu tưới theo cách truyền thống thì tui phải mất hơn 1 ngày, còn bây giờ chỉ cần kéo cầu dao lên 3 tiếng đồng hồ sau là đủ lượng nước, sau đó nhìn lượng nước bốc hơi trong chảo khi thấy cây cần nước là tui tưới lại.

10-45-53_2
Ông Ngọc (bìa trái) diễn giải những lợi ích khi áp dựng tưới tiết kiệm cho xoài

Mô hình tưới tiết kiệm này đáp ứng đủ lượng nước tưới cho cây, không thừa cũng không thiếu. Cây xoài mà tưới thừa nước sẽ dẫn tới hiện tượng rụng quả non. Với cách tưới trên, sau thu hoạch cây xoài sẽ phục hồi nhanh hơn, mùa sau cho hoa cho quả nhiều hơn. Ngoài ra còn tiết kiệm được thời gian, công lao động, tiền điện.

Đặc biệt, tưới tiết kiệm năng suất xoài đạt rất cao. Ví như vườn xoài này trước đây tưới theo cách phổ thông năng suất cho khoảng từ 5 - 6 tấn/ha, nhưng áp dụng tưới tiết kiệm hiện năng suất vườn xoài của tui tăng gần gấp đôi, đạt khoảng 10 tấn/ha, quả loại 1 đạt nhiều hơn, do cây xoài được “ăn” nước đúng thời điểm nó cần nên nuôi quả tốt”.

“Tưới nhỏ giọt cho xoài tiết kiệm được lượng nước rất lớn, trong suốt vụ chỉ sử dụng 210m3/ha, trong khi đó tưới thả ống hay xả bồn như trước đây lượng nước tiêu hao đến 330m3/ha. Áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt cho xoài trên đất cát tại Bình Định đã làm tăng năng suất quả lên 29% và giảm lượng nước tưới từ 36 - 40% so với phương pháp tưới truyền thống”, TS Nguyễn Thanh Phương.

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm