| Hotline: 0983.970.780

Tương lai của Hà Tĩnh xán lạn nhưng không thể chủ quan

Thứ Tư 14/02/2018 , 08:01 (GMT+7)

Vượt qua những khó khăn chồng chất, năm 2017, Hà Tĩnh đã lấy lại niềm tin, đà tăng trưởng và hứa hẹn một tương lai xán lạn phía trước. Điều gì đã làm nên bứt phá ấy?

NNVN có cuộc phỏng vấn ông Lê Đình Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh để hiểu rõ hơn câu chuyện này.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn

Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi và ông Sơn thi thoảng lại bị gián đoạn bởi các cuộc điện thoại vào máy của ông. Ông chia sẻ, còn lắm trăn trở, lo âu cho quê hương. Có lẽ thế, hàng ngày tôi vẫn nhận khá nhiều cuộc điện thoại của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo và cả người dân. Tất cả đều sẻ chia, hiến kế cách làm để cho Hà Tĩnh nổi bật lên như ước mong của Hồ Chủ tịch lúc sinh thời.

Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi cứ thế cho đến khi ông chốt lại, Hà Tĩnh đã lấy được niềm tin và đà tăng trưởng. Đây chính là động lực cho một tương lai xán lạn của Hà Tĩnh tiến lên.
 

Cơ hội vàng để trả ơn nông dân

Từ một tỉnh nghèo, khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn, trong  thời gian ngắn Hà Tĩnh đã vươn lên trở thành một trong những trọng điểm kinh tế của miền Trung, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất trong phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Vậy đâu là cách làm hay của Hà Tĩnh, thưa ông?

Cùng thời gian Trung ương có Nghị quyết 26 về “tam nông” thì Hà Tĩnh ban hành Nghị quyết  nâng cao đời sống nhân dân.  Nghị quyết 26 như một luồng gió mới, một cuộc cách mạng trong nông nghiệp, nông thôn. Trung ương không dùng chữ “cuộc cách mạng” nhưng Hà Tĩnh xem đó là cuộc cách mạng, là cơ hội vàng để trả ơn nông dân.

Với quan điểm xuyên suốt như vậy, Hà Tĩnh đưa cuộc cách mạng này vào lòng dân để ý Đảng được quyện hòa.

Hà Tĩnh tập trung căn bản xây dựng đề án, xây dựng quy hoạch cả tỉnh và huyện. Cùng lúc làm 3 trong 1: Quy hoạch sản xuất, xây dựng đề án nâng cao thu nhập và quy hoạch xây dựng.

Rút kinh nghiệm từ xã điểm Gia Phố, chúng tôi xác định lại, làm NTM phải để người dân là chủ thể, người dân làm và người dân hưởng thụ. Mất một quá trình dài để chuyển từ nhận thức đây là đề án chứ không phải dự án. Do đó vấn đề cốt lõi vẫn là sản xuất, là đời sống nhân dân.

Hà Tĩnh bàn chuyện chung tay xây dựng NTM bằng các nguồn lực, cả xã hội quan tâm. Hà Tĩnh nhận được sự quan tâm, hỗ trợ đầu tư của nhiều doanh nghiệp. Chính sự chủ động, sáng tạo, thiết thực này, ngoài 19 tiêu chí quy định của Trung ương, Hà Tĩnh còn nhận diện tình hình biến đổi khí hậu, địa bàn chảo lửa, túi mưa nên phải bàn làm NTM đảm bảo vệ sinh môi trường. Đấy là lý do Hà Tĩnh là tỉnh duy nhất có tiêu chí 20 về khu dân cư kiểu mẫu.

Năm 2015 tổng kết giai đoạn đầu xây dựng NTM, Hà Tĩnh là 1 trong 13 tỉnh được nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước. Điều đặc biệt, tại thời điểm đó, số xã đạt chuẩn NTM của Hà Tĩnh quá ít và chưa có huyện NTM. Trung ương đánh giá cách làm của Hà Tĩnh đầy sáng tạo và có tính bền vững.

Thưa ông, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII xác định rõ mục tiêu: Phát triển nền nông nghiệp toàn diện, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh công nghệ cao theo hướng hiện đại, xây dựng NTM bền vững. Đi qua nửa nhiệm kỳ, ông đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện mục tiêu đó?

Chúng tôi đã có những bước đi phù hợp. Trong điều kiện đất đai, khí hậu của vùng chảo lửa, túi mưa như Hà Tĩnh, nguồn lực còn hạn chế, việc đầu tư mạnh cho nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ khi chưa đánh giá hết các yếu tố tác động thì chưa hẳn đã là thuận.

Ông Lê Đình Sơn cho hay, đối với mặt trận nông nghiệp và xây dựng NTM, Hà Tĩnh vẫn luôn xác định là cuộc cách mạng xuyên suốt. Cách tiếp cận là tiến hành xây dựng đô thị văn minh làm động lực cho nông thôn phát triển, là nơi đáng sống. 

Thời gian tới dồn sức cho TP Hà Tĩnh về đô thị loại II; các thị xã Hồng Lĩnh, Kỳ Anh lên đô thị loại III và kết chuỗi các đô thị, đề xuất sớm thành lập thị trấn Đồng Lộc. 

Chính vì thế, những kết quả bước đầu đạt được của chương trình này vẫn đang khiêm tốn. Phải thẳng thắn nói như vậy. Song quan điểm trước sau, chúng tôi vẫn nhất quán mục tiêu này vì hiện đã có được những nghiên cứu, tính toán khá hợp lý để đầu tư.

Về tái cơ cấu nông nghiệp đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Trong quá trình thực hiện, Hà Tĩnh có Quyết định 851 phê duyệt các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và lựa chọn 13 sản phẩm để từ đó quy hoạch cho phát triển. Các sản phẩm quốc gia như lợn, hoa quả, tôm đã hiện hữu rõ nét trên vùng đất này; các sản phẩm bưởi Phúc Trạch, hươu sao và cam bù Hương Sơn là sản phẩm của tỉnh có tiếng trong và ngoài nước.

Hà Tĩnh đã hình thành một số chuỗi trong SXNN như  các chuỗi lợn, sản xuất rau, quả,  sản xuất bò thịt và sản xuất chè, cùng các chuỗi chế biến khác.

Năm 2016, Hà Tĩnh hụt thu ngân sách hơn 2.000 tỷ đồng. Vượt qua sương gió bão bùng, qua năm 2017, thu ngân sách Hà Tĩnh cán mốc 9.000 tỷ đồng, một con số khá ấn tượng. Theo ông, Hà Tĩnh cần hoạch định chiến lược dài hơn như thế nào để thu ngân sách tăng khá và bền vững?

Phân tích về chiều sâu, tốc độ tăng trưởng, chúng tôi thấy thu ngân sách của Hà Tĩnh vẫn phải dựa vào vốn đầu tư nước ngoài và  của nhà nước chứ chưa phải từ nội lực sản xuất. Đặc biệt là dự án Formosa (dự án FDI) tổng mức đầu tư gần 11 tỷ USD trong 5 năm, nó là dự án quốc gia trọng điểm của tỉnh, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách (đóng góp đến 70% tổng thu ngân sách).

Năm 2016, Hà Tĩnh gặp khó khăn có tính lịch sử sự cố môi trường biển, thu ngân sách được 7.000 tỷ (hụt thu 2.000 tỷ đồng).

Như bạn hỏi, Hà Tĩnh phải làm gì để thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước và bền vững thì UBND tỉnh đã có đề án được Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất thông qua, trình Chính phủ cho rà soát điều chỉnh lại tổng thể KT-XH toàn tỉnh.

Trên cơ sở đường hướng đó, chúng tôi tiếp tục xác định nâng cao SXNN công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Hà Tĩnh có tiềm năng cho phát triển cả 3 vùng biển, đồng bằng, miền núi nên rà soát để điều chỉnh lúc này là hợp lý.
 

Đến với Hà Tĩnh là về quê nhà

Đón xuân Mậu Tuất, ông chia sẻ điều gì về một Hà Tĩnh “đi xa cũng muốn về, khổ đau càng muốn về” trong chiến lược thu hút đầu tư từ chính những người con của Hà Tĩnh xa quê?

Là vùng quê văn hóa lịch sử cách mạng nhưng phải thấy rằng Hà Tĩnh là quê hương còn nhiều khó khăn, vẫn đang là tỉnh nghèo. Hà Tĩnh có một cái giàu đấy là tình người. Nơi đây có lòng mến khách, là nơi mạnh dạn đổi mới. Đến với Hà Tĩnh là đang về với quê nhà.

Thời gian qua khó khăn như vậy nhưng Hà Tĩnh nhận được sự chia sẻ, đùm bọc của cả nước, sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương và sự chung tay đấu cật của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp là đồng bào, con em Hà Tĩnh. Điều này giúp cho Hà Tĩnh lấy lại được niềm tin và phong trào quần chúng.

Cuối 2016, Hà Tĩnh tiếp tục đón nhận các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu và quyết định đầu tư tại Hà Tĩnh. Đó là Tập đoàn Vingroup, FLC, AIC… Tất cả luôn nhận được sự đón chào nồng nhiệt của Hà Tĩnh.

Không chỉ có đầu tư bằng các dự án, công trình mà hàng ngàn tấm lòng thân thương của người con quê hương Hà Tĩnh khắp mọi miền đất nước và trên thế giới  đóng góp trí tuệ, tiền của, công sức về xây dựng quê hương.

Xuân mới đang về, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy có dự cảm điều gì trước vận hội mới này?

Cuối năm Đinh Dậu cho thấy một tín hiệu vui, Hà?Tĩnh đạt được nhiều kết quả đáng mừng trong phát triển KT-XH. GDP đạt 10,71% (cao nhất khu vực); thu ngân sách vượt 16% so với HĐND tỉnh giao và vượt 21% so với Trung ương giao. 

Rõ ràng, tương lai của Hà Tĩnh là xán lạn nhưng chúng tôi không thể chủ quan. Do đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, hạnh phúc của nhân dân chính là thước đo của lãnh đạo và hướng về cơ sở làm nền tảng căn bản cho mục tiêu phấn đấu trong những năm tiếp theo. 

Xin trân trọng cảm ơn ông!

"Chúng tôi vẫn xác định Khu kinh tế Vũng Áng và dự án Formosa là động lực, là vùng lõi thúc đẩy công nghiệp phát triển, nguồn thu chính cho ngân sách. Trọng điểm công nghiệp nặng cũng chỉ phát triển tại KKT Vũng Áng mà thôi.

Quan trọng ở KKT Vũng Áng là phải thu hút được công nghiệp chế biến, sản phẩm tiêu dùng như ô tô, các linh kiện vì thép ở đây rất cứng, rất cần sự phát triển công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ hỗ trợ cho công nghiệp. Cho nên sẽ phát triển công nghiệp bền vững trong đó chú trọng công nghiệp phụ trợ. Còn công nghiệp nặng phát triển đến đó là vừa”, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết.

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm