| Hotline: 0983.970.780

Tường trình từ vùng lũ Nam miền Trung

Thứ Sáu 15/11/2013 , 23:33 (GMT+7)

Từ nửa đêm 14 đến trưa ngày 15/11, mưa to xảy ra trên diện rộng. Lũ dâng rất nhanh, nhấn chìm nhiều vùng dân cư, người dân trở tay không kịp.

Từ nửa đêm 14 đến trưa ngày 15/11, trên địa bàn Bình Định mưa to xảy ra trên diện rộng. Lũ dâng rất nhanh, nhấn chìm nhiều vùng dân cư, người dân trở tay không kịp.


Nhiều vùng dân cư ở Bình Định ngập sâu trong lũ.




9 giờ sáng ngày 14/11, chúng tôi có mặt tại thôn Thượng Giang 1, xã Tây Giang (Tây Sơn, Bình Định). Mặc dù lúc này mực nước của con suối Cát chưa dâng cao, nhưng dòng nước hỗn đã “bẻ” gãy nhịp giữa của cây cầu bắt qua suối Cát, và “xô” ngã 1 cây trụ điện cao thế nằm ven suối về phía thôn Trung Sơn (xã Tây Thuận) gây tiếng nổ vang trời làm hoảng loạn những khu dân cư quanh vùng.

Ông Nguyễn Xuân Thanh (50 tuổi), ở thôn Thượng Giang 1, kể lại: “Mới hôm qua mực nước ở suối Cát chỉ cao khoảng 2m, đến 8h30 sáng nay mực nước đã dâng cao đến 3,5m. Dòng nước chảy quá xiết đã làm ngã cây trụ điện cao thế, điện chạm gây ra tiếng nổ lớn khiến những nhà dân sống chung quanh hoảng loạn. Tiếp đến, cây cầu bắt qua suối Cát nối 2 xã Tây Thuận và Tây Giang bị dòng nước bẻ gãy, dân ở 2 bên cầu không qua lại được”.

Trưa cùng ngày, trên đường từ xã Tây Giang xuôi về thị trấn Phú Phong, đến khối Hòa Lạc (thị trấn Phú Phong), chúng tôi nhìn thấy trong đám người đông đúc đứng tụ dọc bờ sông Kôn có người đang khóc lóc thảm thiết.

Dừng lại hỏi thăm thì biết, có 2 người dân địa phương mở trại chăn nuôi heo, gà trên bãi Soi (bãi cát đụn cao giữa dòng sông Kôn), trong khi dùng ghe di dời vật nuôi về bờ để tránh lũ thì bị nước cuốn trôi.

Mực nước sông Kôn lúc này đã dâng cao rất nhanh. 1 trong 2 người ấy là Trần Văn Sang (40 tuổi) ở khối Hòa Lạc đã bị chết trong dòng nước dữ, xác trôi xuống tấp vào cầu Phú Phong, được người dân địa phương vớt lên bờ ngay sau đó nửa giờ đồng hồ.

Người được dân 2 bên bờ sông Kôn kịp thời cứu sống là anh Phạm Minh Hải (43 tuổi), người cùng địa phương. Khi được vớt lên bờ, đến 2 - 3 tiếng sau anh Hải vẫn còn thất thần, đến cả tên mình anh cũng không nhớ ra.


Nhiều tuyến đường bị chia cắt.

Trước đó, vào 5 giờ sáng 15/11, người dân xóm 5 thuộc thôn Thuận Truyền (xã Bình Thuận) phát hiện 1 xác chết phụ nữ nằm dưới lòng kênh Văn Phong. UBND huyện Tây Sơn xác nhận danh tính của nạn nhân này là bà Đỗ Thị Kim Loan (1980), nhưng chưa rõ nguyên nhân.

Ông Nguyễn Chí Quang, Chánh văn phòng UBND huyện Tây Sơn cho biết, từ năm 1984 đến nay, miền đất bán sơn địa này mới phải đối mặt với cơn lũ dữ như thế này. “Lần đầu tiên khu Bảo tàng Quang Trung nằm trên địa bàn thôn Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong bị ngập lút nước như bây giờ”, ông Quang nói.

Quả thật, đứng trên cầu Phú Phong nhìn qua, Tịnh xá Áo Vàng (bến Trường Trầu cũ) chìm nghỉm trong nước. Những khu dân cư lân cận cũng cùng chung số phận.

Theo Ban PCLB-TKCN huyện Tây Sơn, đến trưa ngày 15/11, rất nhiều địa phương trên địa bàn huyện này đã bị chìm trong nước.

Ví như các thôn Tây Giang 1, Tây Giang 2 thuộc xã Tây Giang; các thôn Hòa Lạc, Phú Hiệp, Kiên Mỹ thuộc thị trấn Phú Phong; thôn Hòa Trong thuộc xã Bình Tường…

Tỉnh lộ 635 từ Tây Sơn đi xuống QL 1A đã bị chia cắt, huyện Tây Sơn muốn chở bao cát về tiếp viện cho xã Tây Vinh kè đê Du Lâm nhưng phải “bó tay” vì đường qua cầu An Thái (Nhơn Phúc-TX An Nhơn) cũng bị tắc.

Trưa 14/11, tại xã Tây Phú, đoạn đường từ dốc Bà Đã đến trạm Gò Dừa bị tắt nên 1 ca đẻ tại thôn Phú Thọ phải được ca nô của Công an huyện Tây Sơn vào cứu hộ đưa đi bệnh viện.

Lực lượng Quân sự của huyện này cũng đang dùng ca nô tiếp cận xóm Chơn Tự thuộc thôn Phú Lạc (xã Bình Thành) để đưa mì tôm đến với bà con. Tại khối Hòa Lạc thuộc thị trấn Phú Phong, nước từ sông Đồng Hưu (Vân Canh) chảy ra sông Đá Hàn, hùn nước vào sông Kôn làm nước lũ dâng nhanh lun lút, người dân xóm Đồng Lẫm trở tay không kịp, nhiều người phải leo lên những cây cao tránh lũ. Hiện đang có 2 chiếc ca nô của Công an tỉnh và Công an huyện đến ứng cứu.

Đến 17h ngày 15/11, huyện Tây Sơn đã cấp tốc di dời được 35 hộ ở 2 thôn Dõng Hòa, Vĩnh Lộc (xã Bình Hòa) về nơi an toàn. Tại xã Tây Giang có 800 hộ dân ở các thôn: Tả Giang 1, Tả Giang 2, Nam Giang, Thượng Giang bị ngập sâu trong nước, có 350 hộ nằm trong vùng nguy hiểm đã được do dời. Ngoài ra, còn 2.873 hộ ở các xã Tây Bình, Tây Vinh, Bình Tường, Bình Thành, Bình Nghi, Tây Xuân và thị trấn Phú Phong đang ngày càng “lút” sâu trong nước, trong đó có hàng trăm hộ bị lũ chia cắt hoàn toàn.

Tại huyện miền núi Hoài Ân, từ đêm ngày 14 đến sáng ngày 15/11 có mưa to đến rất to, mực nước sông An Lão và Kim Sơn dâng cao đã gây ngập lụt trên diện rộng.

Các điểm cầu Mục Kiến, Bằng Lăng, Vườn Thơm, Hương Quang, Hiệp Định, Nhơn An, An Thường (cũ); cầu Mỹ Thành, cả 2 cầu Vạn Trung (cũ, mới) đều bị ngập. Ngoài ra, nhiều trục đường chính thuộc tỉnh lộ ĐT 629, ĐT 630 bị nước lũ chia cắt.


Người dân di dời tài sản.

Hiện tại, 17/22  hồ chứa nước trên địa bàn huyện này đã qua tràn. Lũ đang nhanh đã khiến 7.200 m kênh mương bị sạt lở, bồi lấp khá nghiêm trọng với khối lượng 4.500 m3; trong đó một số đoạn kênh cấp I bị sạt lở, bồi lấp nặng như: Kênh mương hồ Mỹ Đức, hồ Suối Rùn; hồ Kim Sơn; hồ Hóc Mỹ; hồ Hội Long. Đến chiều 15.11 đã có 128 đập tạm, đập bổi bị nước lũ cuốn trôi hoàn toàn; 7 đập dâng kiên cố của 03 xã vùng cao ĐắkMang, Bok Tới, Ân Sơn bị sạt lở, bồi lấp khá nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Cần, Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân, cho biết: Có 2.313 nhà dân bị ngập sâu nửa mét nước, chủ yếu ở các xã: Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây, Ân Mỹ, Ân Hữu, Ân Nghĩa. Trên địa bàn huyện đã có một trường hợp người chết do lũ đó là em Trần Thanh Giản, 17 tuổi, ở thôn Nghĩa Điền, xã Ân Nghĩa. Sáng 15/11 trong lúc cháu Giản đi thả bò thì bất ngờ nước lũ ùa về cuốn trôi, đến chiều cùng ngày vẫn chưa tìm thấy tung tích.

Số trâu bò bà con thả rông ngoài bãi không kịp lùa về bị lũ cuốn trôi nổi lênh bênh trên dòng sông Kim Sơn.

Còn tại huyện Hoài Nhơn, nước lũ sông Lại Giang dâng cao. Một số tuyến đường liên xã bị chia cắt hoàn toàn như Hoài Đức - Hoài Mỹ, Hoài Xuân - Hoài Hương, Tam Quan - Hoài Châu. Hơn 100 hộ dân ở các xã Hoài Đức, Hoài Xuân, Hoài Sơn, thị trấn Bồng Sơn bị ngập.

“Chúng tôi chỉ đạo cho các địa phương phải tập trung moại lực lượng để di dời hết dân trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn trong đêm nay. Phải lo tính mạng người dân trước, tài sản mất mát khắc phục sau”, ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.

Tại TP Quy Nhơn, chiều 15/11, nước lũ đổ về đã chia cắt phường Nhơn Bình, phường Nhơn Phú. Nhiều hộ dân bị nước lũ tràn vào nhà.

Đoạn đường từ ngã ba Ông Thọ đến cầu chợ Dinh bị ngập sâu, phương tiện xe máy không thể lưu thông được. Ở huyện Tuy Phước, nước mưa cùng với nước sông Hà Thanh đổ về với lưu lượng lớn cũng đã qua nhiều tuyến đê sông Hà Thanh, có đoạn nước qua tràn trên 1 m, uy hiếp tuyến đê này tại các xã Phước An, Phương Thành và thị trấn Diêu Trì.

Ông Trần Kỳ Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước cho biết: “Nước đổ về nhanh và mạnh làm cho một số đoạn đê sông Hà Thanh khu vực dưới cầu Diêu Trì bị vỡ. Nước cô lập 100 hộ dân ở thôn Cảnh An, xã Phước Thanh và hơn 20 hộ dân thôn Luật Lễ, thị trấn Diêu Trì. Hiện UBND huyện đang huy động lực lượng, phương tiện, đảm bảo an toàn cho người dân ở vùng lũ.

Tình hình tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh cũng thê thảm không kém; mưa lũ lớn đã làm sạt lở nhiều điểm trên tuyến đường liên huyện, trong đó tuyến đường từ xã Vĩnh Kim đến Vĩnh Sơn không đi lại được vì bị sạt lở nặng và bị ngập nước.

Làng O3, xã Vĩnh Kim bị nước cô lập hoàn toàn, trong đó 3 ngôi nhà bị sập. Còn ở Vân Canh, mưa lũ đã làm sạt lở và ngập đường tránh trên tuyến tỉnh lộ ĐT 638, thuộc địa bàn xã Canh Vinh, khiến cho giao thông bị ách tắc. Hiện ở Vân Canh đã có hơn 2.000 hộ dân bị nước lũ chia cắt, chủ yếu tập trung ở các thôn: An Long 1, An Long 2, Tăng Lợi, Bình Long (Canh Vinh); Thanh Minh, Chánh Hiển (Canh Hiển); Suối Mây, Đắk Đâm (thị trấn Vân Canh).

Tuyến đường ĐT 638 từ Diêu Trì (Tuy Phước) lên Vân Canh bị nước lũ làm sạt lở và ngập nước, gây ách tắc giao thông. Đến chiều 15/11, trên địa bàn huyện có một trường hợp bị mất tích do lũ, nạn nhân tên Điền, 28 tuổi, ở thôn An Long 1, xã Canh Vinh.

Bà Hoàng Thị Như Phương, Chủ tịch UBND huyện Vân Canh cho biết: “Mưa lớn, nước lũ lên rất nhanh, khiến cho người dân lo lắng. Huyện đã chỉ đạo các thành viên các thanh viên PCLB-TKCN của huyện đến các vùng ngập lụt cùng với chính quyền các địa phương chỉ đạo công tác di dời các hộ dân đến nơi an toàn; ngăn cấm người dân không đi qua các tuyền đường bị ngập sâu trong nước. Tuy nhiên, các hoạt động nói trên gặp nhiều khó khăn vì nước lũ đang rất lớn”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm