| Hotline: 0983.970.780

Tuyến đường 'đau khổ' không đếm xuể số vụ tai nạn

Thứ Ba 11/07/2017 , 08:35 (GMT+7)

Quốc lộ 27C nối 2 tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng bắt đầu từ thị trấn Diên Khánh (Khánh Hòa) đến TP Đà Lạt (Lâm Đồng). 

Từ Diên Khánh, đi dọc theo tuyến đường này, chúng tôi nhận thấy bắt đầu từ Km10 có những điểm hư hỏng nặng. Trong đó, xuống cấp nghiêm trọng nhất là đoạn giao giữa 2 huyện Khánh Vĩnh - Diên Khánh.

12-51-01_1
Những ổ gà, ổ voi chi chít trên đường

Ghi nhận tại hiện trường thì cứ vài trăm, thậm chí vài chục mét là trên mặt đường lại xuất hiện những ổ voi, ổ gà rộng và sâu, nhiều điểm lồi lõm như bẫy người đi đường. Chỉ cần thiếu quan sát là các phương tiện có thể hỏng hóc thậm chí gặp tai nạn bất cứ lúc nào. Theo những người dân sống dọc hai bên thì họ không đếm xuể số vụ tai nạn xảy ra.

Không chỉ ổ voi, ổ gà, mặt đường ở những địa điểm này còn chi chít những vết vá theo kiểu đối phó, không chắc chắn. Lớp đá lồi hẳn lên trên tạo thành những điểm gồ ghề. “Nói là vá, sửa chữa nhưng chỉ được nửa tháng đến 1 tháng là điểm sửa chữa đó hư hỏng lại. Có khi còn hỏng nhiều hơn lúc chưa sửa. Không biết sửa kiểu gì”, anh Trần Văn Quốc (40 tuổi, trú xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh) trình bày.

12-51-01_2
Mặt đường bong tróc thành những mảng lớn

Tuyến đường này tương đối rộng và thông thoáng nên các phương tiện lưu thông với tốc độ cao. Khi nhìn thấy những ổ voi, ổ gà sâu hoắm, chằng chịt trên mặt đường các bác tài phải bất ngờ đánh tay lái né tránh, lấn qua phần đường của phương tiện khác. Đây cũng chính là lý do dẫn đến tai nạn giao thông.

Chị Trần Võ Đoan Thụy (xã Sông Cầu) cho biết: “Cách đây nửa tháng, có 2 người đi xe máy vì né ổ gà rồi lách qua phần đường xe ô tô. Trong lúc đó, xe ô tô đi từ sau tới nên hất văng 2 người này tử vong tại chỗ. Nói đâu xa chứ 2 vợ chồng tôi cũng là nạn nhân. Bữa đó chúng tôi đi xe máy bị sụp ổ gà ngã chổng kềnh. Cũng may là không có xe từ phía sau đi tới”.

12-51-01_3
Nhiều chỗ đã nứt nẻ, chỉ hư hỏng trong nay mai
12-51-01_4
Những điểm vừa được duy tu bảo dưỡng không kết dính vì ít nhựa đường
Trao đổi với PV,  ông Tạ Thanh Tình, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ III.3 cho biết, đang hợp đồng với 2 nhà thầu là Cty CP Quản lý & Xây dựng đường bộ Khánh Hòa (đoạn Km 00 - Km 34) và Cty TNHH Công trình xây dựng miền Trung (Km 34 - Km 65) để duy tu, bảo dưỡng. Vào thời điểm PV có mặt thì các công ty đang tiến hành thi công. Tuy nhiên, họ làm rất sơ sài. Chủ yếu dùng đá dăm trải, nhựa đường thì rất ít. Chỉ cần dùng que cũng có thể thọc sâu xuống vì không có độ kết dính. Phải chăng việc bảo dưỡng chỉ làm để đối phó?

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm