| Hotline: 0983.970.780

Tuyến kênh 120 tỷ "ngủ yên" đã 3 năm

Thứ Tư 06/08/2014 , 09:26 (GMT+7)

Tuyến kênh dài 24 km nằm trên địa bàn huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh phục vụ tưới tiêu cho 6.700 ha với số vốn đầu tư 120 tỷ, sau 3 năm hoàn thành vẫn chưa đưa vào vận hành khai thác. 

Trong khi đó, công trình đã và đang xuống cấp nhanh chóng do chất lượng thi công quá tệ!

Theo tìm hiểu chúng tôi, đây là tuyến kênh (còn gọi là kênh chính Tân Biên) thuộc Dự án thủy lợi Phước Hòa dài 24 km do BQL Đầu tư & Xây dựng thủy lợi 9 (Ban 9) làm chủ dự án với số vốn đầu tư 120 tỷ đồng, đơn vị thi công là Cty CP Đầu tư Xây dựng Thủy lợi 24 (Cty TL 24) và Cty CP Xây dựng Thủy lợi 1 Nghệ An (Cty TL 1).

Tuyến kênh chính này xây dựng từ năm 2009 đến năm 2011 hoàn thành, sau đó bàn giao cho Cty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Tây Ninh (Cty KTTL) quản lý, khai thác và sử dụng để tưới tiêu cho hơn 6.700 ha cho các xã Tân Phong, Mỏ Công, Hòa Hiệp, Tân Bình (Tân Biên), trong đó có 3.500 ha lúa, còn lại là cây công nghiệp.

Tuy nhiên, theo ông Lê Thành Công, GĐ Cty KTTL Tây Ninh, do phân kỳ đầu tư không hợp lý, đến năm 2013 mới thi công kênh nhánh nên đến nay công trình 120 tỷ đồng sau 3 năm vẫn "đắp chiếu", chưa thể đưa vào khai thác sử dụng, trong khi đó công trình ngày càng xuống cấp nhanh chóng nhất là khi bước vào các mùa mưa bão. Nhiều chỗ đã có hiện tượng lòi thép bê tông, có nhiều đoạn bị sạt lở chưa được sửa chữa.

"Tại cống xã đáy số 1 (K9+680), vòng ren của ty thiết kế rất lớn; phần đáy cống thiết kế thấp hơn phần đáy kênh rất nhiều và cửa cống có khẩu độ lớn nên áp lực nước trước cửa cống là rất lớn. Điều này khi vận hành sẽ rất nặng và khó khăn", Ông Võ Văn Hùng - PGĐ Xí nghiệp Thủy lợi huyện Tân Biên.

"Đặc biệt, ngày 8/3/2014 bờ tả kênh chính đi qua địa bàn xã Mỏ Công bất ngờ bị vỡ tại vị trí K6+732 (cống tiêu số 6) gây thiệt hại 7 ha, ước thiệt hại 60 - 70 triệu đồng.

Trong cuộc họp mới đây tại Sở NN-PTNT do ông Yên, PGĐ Sở chủ trì với sự tham gia của đại diện Ban 9, đã lập biên bản yêu cầu đơn vị thi công trong đầu tuần tháng 7 phải đến hiện trường xác định thiệt hại, thỏa thuận chi phí bồi thường để giải quyết ngay việc bồi thường thiệt hại về tài sản, cây trồng cho các hộ dân do sự cố công trình gây ra.

Trường hợp đơn vị thi công không thực hiện, Ban 9 có trách nhiệm giải quyết bồi thường thiệt hại cho các hộ dân, không để người dân khiếu kiện", ông Công thuật lại.

Sau đó ngày 2/7, Ban 9 đã xây dựng dự toán cho việc sửa chữa sự cố công trình là 736 triệu đồng (lấy tròn) và kinh phí thực hiện được trích từ 5% tiền bảo hành của hai công ty nói trên.

14-51-40_h2
Mặc dù công trình được sửa chữa nhưng lại đắp bằng đất, cỏ mọc um tùm trong lòng kênh và bờ kênh

"Nếu kênh nhánh thi công từ năm 2009 cùng lúc với kênh chính thì năm 2011 công trình đã đưa vào vận hành khai thác theo kiểu "cuốn chiếu", người dân hưởng lợi.
Thế nhưng, mãi đến năm 2013 kênh nhánh mới được nhà đầu tư triển khai xây dựng và đến nay tiến độ thực hiện chưa đến 50%, dự kiến đến năm 2015 mới hoàn thành.
Như vậy chúng ta đã lãng phí mất đến 4 năm, trong khi công trình cứ bị xuống cấp vì chưa được khai thác...", Ông Lê Thành Công - GĐ Cty KTTL Tây Ninh.

Thế nhưng, đến nay đã bước qua đầu tháng 8, chẳng những công trình không được sữa chữa nghiêm túc mà việc bồi thường thiệt hại cho người dân cũng chẳng thấy nhà đầu tư và đơn vị thi công chịu trách nhiệm đoái hoài tới.

Theo ông Đào Văn Sớt, Chủ tịch UBND xã Mỏ Công, sự cố bể bờ kênh cống tiêu dài khoảng 15 mét, sâu 8 mét nằm trên địa bàn ấp Thanh An gây thiệt hại nặng nề cho 3 hộ dân gồm ông Phan Văn Tốt, Nguyễn Văn Bằng, Hồ Văn Hưng với số tiền xác định bị thiệt hại là 67 triệu đồng, bao gồm thiệt hại cả hoa màu (mì) và tài sản (nhà cửa, giếng nước).

Tuy nhiên, đã 4 tháng qua mà bên thi công vẫn chưa khắc phục và bồi thường. Ông Nguyễn Thanh Phong, cán bộ giao thông-thủy lợi nói thêm: "Thấy họ lên đổ đất (chưa đổ bê tông) nhưng lại để đó rồi rút về. Hỏi ra thì họ bảo chưa có tiền".

Điều đáng nói là, hiện nay đang giữa mùa mưa, những hạng mục cần sửa chữa lại không sửa ngay, nguy hiểm nhất là những khe nứt (bê tông) rất dễ dẫn đến bể kênh tiếp tục do nước mưa lọt vào các khe hở.

Ngày 30/7, KS Thủy lợi Nguyễn Trung Tuyển, một trong 6 bảo vệ tuyến kênh chính hướng dẫn chúng tôi đi mục sở thị, chỉ bằng trực quan có thể thấy tuyến kênh này sau nhiều năm "trơ gan cùng tuế nguyệt" đã và đang bộc lộ những "điểm yếu" như mặt bờ kênh nhiều đoạn biến dạng xuất hiện nhiều ổ gà ở nhiều cung đoạn, bờ quăn lún xuống, đáy kênh có nhiều đoạn bồi lắng chưa được nạo vét sạch sẽ, bê tông nứt, đáy bồi lên (do đào không kỹ), cống thì không cửa, cống tiêu không có kênh tiêu...

"Công trình như vậy vẫn được tiến hành nghiệm thu, quyết toán, bàn giao bình thường, thế mới lạ" - KS Tuyển nói.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm