| Hotline: 0983.970.780

Tuyên Quang: Dân khổ vì sống trên đất vàng

Thứ Tư 05/09/2012 , 10:57 (GMT+7)

Người dân xóm 135, thôn Nhật Tân, xã Yên Lập, huyện Chiêm Hóa “thề” độc rằng: Không bao giờ sống gần nơi có vàng sa khoáng nữa. Chỉ vì nhãn tiền của vàng đối với người dân đã rõ ràng như: tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc, nhà cửa tan hoang, chồng con xa lìa cũng vì vấn nạn khai thác vàng bừa bãi…

 

     Người dân xóm 135, thôn Nhật Tân, xã Yên Lập, huyện Chiêm Hóa “thề” độc rằng: Không bao giờ sống gần nơi có vàng sa khoáng nữa. Chỉ vì nhãn tiền của vàng đối với người dân đã rõ ràng như: tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc, nhà cửa tan hoang, chồng con xa lìa cũng vì vấn nạn khai thác vàng bừa bãi… 

 Chạy làng vì vàng sa khoáng

    Thôn Cốc Táy, xã Yên Lập, huyện Chiêm Hóa những năm 1986 của thế kỷ trước là nơi hò hẹn của những người có giấc mơ trúng vàng đổi đời. Người dân khắp nơi kéo đến tìm đất đãi vàng, chỉ sau mấy năm trời các khe núi bị các phu vàng khoét sạch rửa lấy vàng sa khoáng. Những nơi đất bằng trồng ngô lúa cũng bị đào tung, rửa sạch tìm vàng.

Cảnh khai thác vàng trên bãi soi của xóm 135

Trong cuộc tranh giành đó, nhiều người dân bản địa (trong đó có các hộ dân xóm 135, thôn Nhật Tân bây giờ) cũng kiếm được miếng ăn trước khi họ trắng tay không còn đất trồng ngô lúa. Không còn đất trồng ngô lúa, vàng cũng hết sạch rồi, nhiều người dân Cốc Táy trở về thời “trung cổ”, họ chấp nhận ăn hang ở lỗ lên rừng tìm kiếm lâm thổ sản, kiếm bữa ăn.

Biết nỗi khổ của dân bị mất đất sản xuất vì nạn khai thác vàng sa khoáng, năm 1999 chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã dùng vốn của Chương trình 135 – Chính phủ để thực hiện hỗ trợ di dời 30 hộ dân, chủ yếu là dân tộc Dao sống trên những ngọn núi, khe suối ở thôn Cốc Táy đến định cư tại thôn Nhật Tân xã Yên Lập.

Được sự giúp đỡ vật chất ban đầu của Đảng, nhà nước, các hộ dân đã đoàn kết, chung tay góp sức lập nên một xóm mới, đặt tên là xóm 135. Cái tên này với bà con vô cùng ý nghĩa, vì từ khi có Quyết định 135 của Chính phủ, bà con xóm này mới được xuống núi định cư, làm lại từ đầu. Hạ sơn, các hộ dân đều được chia ruộng đất mỗi khẩu khoảng 200 m2 đất soi bãi trồng ngô, hơn 100 m2 đất ruộng trồng lúa. Tuy không giàu có, nhưng so với những năm tháng “chặt cây hái ngọn” trên ngọn núi cao mỗi mùa măng nứa, thì cuộc sống nơi đây đã ổn định hơn nhiều. Dân rất phấn khởi vì trẻ em, người lớn đều có ăn no, mặc ấm nhà cửa chắc chắn, sinh hoạt sạch sẽ và có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin. Khi các tiêu chí hạ tầng được đầu tư như: Đường, trường, điện, nước sạch, đất sản xuất tạm đầy đủ, các hộ dân gia sức phấn đấu làm ăn ngày một khấm khá hơn.

     Với bản tính cần cù, chịu khó, những hộ ở xóm 135 rất yêu quí lao động, nên coi đất đai trồng cấy là tài sản quí giá nhất của mỗi hộ gia đình. Các hộ gia sức khai phá đất hoang trồng cây lương thực, bờ thửa được chăm sóc hàng ngày nên từng góc ruộng, vườn ngô đẹp như tranh vẽ, mùa nào thức ấy nuôi sống con người. Hơn 12 năm ở nơi định canh đinh cư mới, người dân đang sống yên ổn, dòng suối Khuổi Luông lúc nào cũng trong xanh, nó cung cấp nước tưới cho xóm 135 trồng lúa, ngô.

Ông Phùng Xuân Nhất – phó thôn Nhật Tân đứng trước sàng tuyển vàng tại xóm 135

Mỗi khi nông nhàn, dân trong xóm lại đem chài lưới ra dòng suối hiền hòa này đánh cá cải thiện cuộc sống. Sống nhiều năm trong cảnh mất đất sản xuất vì nạn khai thác vàng, nên con suối Khuổi Luôn được bà con coi nó như tài sản quí hiếm mà thiên nhiên đã ban tặng, họ tự hứa với nhau rằng không bao giờ đào nó tìm vàng sa khoáng như ngày còn ở Cốc Táy nữa. Những năm 2007, một số người nơi khác tự ý đến dòng suối Khuổi Luông dựng lán đào đãi vàng sa khoáng, dân xóm 135 nhất quyết bảo vệ, họ gia sức xua đuổi nên dòng suối này vẫn hiền hòa trong xanh, tài nguyên quốc gia được giữ nguyên vẹn, dòng suối vẫn cung cấp nước sạch nuôi sống cây trồng vật nuôi nơi đây.

Niềm vui với xóm 135 mỗi ngày một tăng lên, khi bà con nắm bắt và làm chủ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi, nhất từ khi cuộc sống no đủ hơn, trẻ em được quan tâm đến lớp đều và đủ, người lớp có điều kiện tiếp cận các dịch vụ văn hóa, giải trí, hộ nghèo trong xóm ngày một ít hơn, dân đang rất tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng, nhà nước. Thế nhưng, dưới dòng Khuổi Luông có vàng sa khoáng, lại một lần nữa dân xóm 135 lại bị các phu vàng sa khoáng hành hạ.

 Lại khổ chỉ vì vàng sa khoáng

    Cuộc sống của xóm 135 đang yên bình, bỗng tháng 10 năm 2011, ông Nguyễn Tiến Vinh, thường trú tại thị trấn Vĩnh Lộc huyện Chiêm Hóa đưa 6 chiếc máy xúc và hàng loạt sàng tuyển vàng đến khu Cốc Chủ xóm 135, thôn Nhật Tân xã Yên Lập, họ gia sức đào đất tuyển rửa lấy vàng sa khoáng, khi tàn phá xong khu này, sang tháng 2/2012 họ lại di máy xúc, sàng tuyển đến bãi soi Cột Cọ, tại đây là bãi soi rộng 1,5 ha là đất trồng ngô và chăn thả gia súc của dân xóm 135.

Dân xóm 135 ức lắm vì đất tại bãi soi này được dân xóm 135 ví như “nồi cơm” chung của 41 hộ gia đình. Do đó, họ cùng nhau kêu cứu lên xã, lên huyện nhưng chờ mãi chẳng ai đến giải quyết. Một số chị em trong xóm 135 đã mạnh bạo xua đuổi người làm vàng, thì bị xã gọi lên “thẩm vấn”. Cũng kể từ khi thấy mấy người mặc quần áo ngành công an liên tục xuất hiện ở bãi khai thác vàng này, thì dân xóm 135 đành ngồi im như thóc, chẳng dám nói gì.

Lán ở của các phu vàng

 Ông Phùng Xuân Nhất – Phó thôn Nhật Tân rất bức xúc: “… dân xóm 135 này đất trồng lúa thì ít lắm, cả 41 hộ dân đều sống dựa vào cây ngô trên đất soi bãi là chính, bây giờ họ làm vàng đã đào rửa hết đất màu, chơ lại sỏi đá và không thể trồng nổi cây gì nữa, rồi chẳng biết sẽ sống ra sao nữa, chắc chắn đói nghèo sẽ quay lại với người dân nơi đây”.

Cùng chúng tôi đi ra đồng, phía trước mặt là một dòng suối bị đào nham nhở, những hố nước đã qua khai thác vàng thì xanh lè sâu hoẳng, những hố đang đào đãi thì nước thải đục ngàu chảy quyện ra suối. Máy xúc và sàng tuyển vàng vẫn miệt mài làm việc.

 Cũng từ khi có mấy cái máy xúc đến bãi soi của xóm 135 cày phá đất trồng ngô của bà con, cả 41 hộ dân đều phản đối, riêng chị Đặng Thị Chiều ngày nào cũng ra bãi soi xem họ đào đất để rửa lấy vàng mà lòng xót xa. Chị lo đến ngày nào đó lại phải địu con leo rừng hái măng kiếm sống như năm còn ở Cốc Táy.

Sau khi khai thác vàng, chỉ còn lại là bãi sỏi đá tan hoang

  PV NNVN có mặt tại bãi soi vào buổi chiều ngày 30/8, một chiếc máy xúc đang miệt mài cuốc sâu xuống lòng suối, múc lên cát sỏi rồi đổ thẳng vào sàng tuyển vàng, tiếng máy nổ ầm ĩ như một đại công trường, vòi nước căng mọng phun ào ào, đất đá văng ra rầm rập, nước đục chảy dài cả km... Chúng tôi đến tâm sự với mấy phu vàng, sau đó mới quay phim, chụp ảnh. Cảnh khai thác vàng rất tự nhiên, qui củ. Tôi thấy lạ quá, vội hỏi lại bác Phùng Xuân Nhất – Phó thôn Nhật Tân rằng: “Có phải nhóm người này đã được cấp phép khai thác vàng sa khoáng tại nơi đây?”. Bác Nhất đã khẳng định: “Việc đào vàng này là trái phép, vì nhóm người này không hề có thống kê đền bù cho dân, do đó việc khai thác vàng suốt thời gian qua tại 2 bãi soi Cột Cọ và Cốc Chủ tại suối Khuổi Luông là trái phép”.

      Vậy, ai đã bảo kê cho việc khai thác vàng sa khoáng trái phép giữa thanh thiên bạch nhật tại dòng suối Khuổi Luông, làm thiệt hại đất trồng ngô của xóm 135, thôn Nhật Tân xã Yên Lập huyện Chiêm Hóa? Chúng tôi xin chuyển những thông tin này đến các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang sớm vào cuộc quan tâm xem xét giải quyết, đáp ứng mong mỏi của các hộ đồng bào đang định cư định canh tại đây. 

                                                   

 

 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm