| Hotline: 0983.970.780

Tuyên Quang: Đậu tương đông được khẳng định

Thứ Sáu 29/01/2010 , 10:30 (GMT+7)

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Tuyên Quang, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, UBND huyện Chiêm Hoá đã đưa ra kế hoạch “Phát triển cây đậu tương đông trên đất hai lúa lên 1.400-1.500 ha năm 2010”.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Tuyên Quang, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, UBND huyện Chiêm Hoá đã đưa ra kế hoạch “Phát triển cây đậu tương đông trên đất hai lúa lên 1.400-1.500 ha năm 2010”.

Trong khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật do quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) tài trợ thông qua Viện nghiên cứu quốc tế về cây trồng cho vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT), các đơn vị thực hiện dự án là Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Viện Bảo vệ Thực vật thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã cùng phối hợp với Dự án “Đa dạng hoá thu nhập nông thôn" (RIDP) tỉnh Tuyên Quang đầu tư, hỗ trợ vật tư ban đầu và tập huấn kỹ thuật cho nông dân về kiến thức sản xuất đậu tương. Ban đầu là các ô nhỏ khảo nghiệm một số giống đậu tương triển vọng ở huyện Chiêm Hoá, năm 2005 đưa vào sản xuất thử 5 ha tại xã Hoà Phú đạt hiệu quả kinh tế cao, được nông dân đồng tình hưởng ứng. Năm 2009, diện tích đậu tương đông đã tăng lên 504,5 ha.

Giống đậu tương ĐT26 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo đã được bà con nông dân lựa chọn để đưa vào sản xuất trên quy mô rộng bởi các đặc điểm nổi trội như: năng suất cao (18-30 tạ/ha), kích thước hạt lớn (160 gam/1.000 hạt), quả có 3 hạt chiếm 35-40% tổng số quả trên cây, chống đổ tốt, thích hợp cho gieo trồng trong vụ đông tại địa phương.

Để diện tích đậu tương nhanh chóng mở rộng trong điều kiện thời gian gieo trồng vụ đông rất nghiêm ngặt (20/9-5/10) đối với Chiêm Hoá, vụ đông năm 2009, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt nam từ nguồn kinh phí của Dự án IFAD đã hỗ trợ địa phương 1 máy gieo sạ hạt và giống đậu tương để đủ gieo 15 ha tại ba xã: Bình Nhân, Thổ Bình và Minh Trí. Cùng với sự quyết tâm của UBND huyện Chiêm Hoá, sự chỉ đạo sát sao của hệ thống khuyến nông và chính quyền địa phương, sự cố gắng không quản vất vả nhọc nhằn của bà con nông dân khi bắt đầu phải thay đổi tập quán sản xuất, mô hình gieo đậu tương giống ĐT26 bằng máy đã đạt kết quả đáng khích lệ. Năng suất giống đậu tương ĐT26 đạt bình quân 24,3 tạ/ha, mang lại lợi nhuận cho nông dân trên 20 triệu đồng/ha sau khi trừ chi phí vật tư (trong vòng 85 ngày). Kết quả này sẽ mở ra một triển vọng mới cho các tỉnh miền núi có điều kiện tự nhiên tương tự như Tuyên Quang phát triển đậu tương vụ đông.

Mong rằng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang sớm có kế hoạch lựa chọn giống lúa và bố trí thời vụ gieo lúa xuân - lúa mùa phù hợp cho sản xuất đậu tương đông trong khung thời vụ tốt nhất; tiếp tục có chính sách hỗ trợ nông dân nhanh chóng mở rộng diện tích đậu tương trong vụ đông trên đất hai lúa với giống ĐT26 và cơ giới hoá khâu gieo trồng một phần diện tích để kết thúc thời vụ chậm nhất 5/10. Như vậy, vụ đậu tương đông chắc chắn sẽ cho năng suất cao và ổn định, giúp nông dân tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm