| Hotline: 0983.970.780

Tuyên Quang: Hơn 86% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh

Thứ Sáu 08/11/2019 , 08:53 (GMT+7)

Tỉnh Tuyên Quang hiện có 382 công trình cấp nước sinh hoạt hoạt động hiệu quả. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh của địa phương này đã chiếm 86,5%.

09-51-41_1
Hiện tỉnh Tuyên Quang có 382 công trình cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh hoạt động hiệu quả.

Ông Phạm Văn Toàn, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Tuyên Quang cho biết, để các công trình nước sạch phát huy hiệu quả, Trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp với UBND các xã và người dân nâng cao trách nhiệm trong việc giữ gìn bảo vệ công trình; thường xuyên thực hiện kiểm tra và duy tu bảo dưỡng hệ thống trang thiết bị kỹ thuật; thực hiện cân đối giá nước ổn định và hợp lý.

Hằng năm Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Tuyên Quang thường xuyên tổ chức tập huấn cấp chứng chỉ cho các cán bộ là công nhân quản lý, vận hành, khai thác các công trình cấp nước tập trung nông thôn. Qua đó nhằm trang bị kiến thức, kỹ thuật cho các cán bộ quản lý đảm bảo vận hành có hiệu quả các công trình cấp nước nông thôn.

Trong số 382 công trình nước sạch trên địa bàn tỉnh, nhiều công trình đã vận hành hiệu quả gần 10 năm nay, đảm bảo cung cấp nước sạch cho vài trăm hộ dân. Nổi bật như công trình cấp nước sinh hoạt xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình; công trình cấp nước xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn; công trình cấp nước xã Đông Lợi, huyện Sơn Dương...

Công trình cấp nước sinh hoạt xã Đông Lợi, huyện Sơn Dương được đầu tư xây dựng từ năm 2012 với tổng vốn đầu tư trên 7 tỷ đồng, đảm bảo cung cấp nước cho 350 hộ dân. Hiểu được nỗi khan hiếm nước sạch, nên khi có chủ trương được xây dựng nhiều hộ dân đồng thuận tham gia ngày công lao động đào đắp các tuyến ống.

Bà Nguyễn Thị Vi ở thôn Đồng Nương, xã Đông Lợi, huyện Sơn Dương cho biết, gia đình bà đã sử dụng nước của Trung tâm nước sạch từ năm 2012. Nếu trước kia sử dụng nguồn nước từ các giếng khơi, hoặc nước lạch chưa qua xử lý đá vôi rất nhiều. Hơn nữa thỉnh thoảng gia đình lại bị mắc các bệnh về mắt và bệnh ngoài da. Từ ngày được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, các bệnh ngoài da không còn nữa, tỷ lệ đá vôi đọng trong các ấm và phích nước của gia đình cũng giảm đi rất nhiều.

Tháng 10/2017, từ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới, công trình tiếp tục được đầu tư hơn 7,2 tỷ đồng nâng cấp hệ thống thiết bị. Gồm xây dựng bổ sung hố thu nước và các chi tiết phụ trợ kèm theo; 4 bể lọc áp lực; cụm xử lý các điểm đấu nối bằng tuyến ống HDPE... Việc đầu tư nâng cấp đảm bảo cung cấp cho 760 hộ dân trên địa bàn. Đến nay công trình đã hoàn thiện và đi vào hoạt động.

09-51-41_2
Cô và trò tại trường Mầm non Hùng Lợi, huyện Yên Sơn phấn khởi khi được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.

Tháng 8/2014, công trình nước sạch Phia Cầu, xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình có tổng vốn đầu tư gần 4 tỷ đồng đã được khánh thành và đi vào sử dụng. Tháng 10/2017 công trình tiếp tục được đầu tư hơn 4 tỷ đồng nâng cấp các hạng mục, đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 700 hộ dân tại các thôn Nà Vài, Nà Cọn, Bản Pước, Bản Phu, Vàng Áng.

Anh Đặng Văn The ở thôn Tân Lập, xã Thổ Bình chia sẻ, trước kia chưa có công trình nước sạch, muốn có nước sinh hoạt, buổi trưa sau khi đi làm nương về, anh phải vác can đi bộ cả cây số để xin nước giếng khơi. Nay nước sạch về tận nhà, gia đình không phải canh cánh nỗi lo mỗi khi lên đồi, lên nương nữa.

Giai đoạn 2016-2020, từ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới, tỉnh Tuyên Quang được phê duyệt đầu tư 30 công trình cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư, tổng vốn thực hiện là hơn 187 tỷ đồng. Xây dựng mới, cải tạo 195 công trình cấp nước và vệ sinh cho các trường học với tổng vốn hơn 30,3 tỷ đồng. Các công trình đảm bảo cung cấp nước cho hơn 13.400 hộ dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các trường học.

Có công trình nước sạch, việc sử dụng nước từ các khe lạch trên núi, từ các giếng khơi gần ruộng độ sâu 4 đến 5 m không đảm bảo vệ sinh của bà con đã được hạn chế. Các dịch bệnh từ nguồn nước đem lại đã không còn. Đây cũng sẽ là động lực giúp người dân Tuyên Quang yên tâm canh tác, tăng gia sản xuất phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm