| Hotline: 0983.970.780

Tuyên Quang: Nghị quyết 03 góp phần thay đổi diện mạo nông thôn

Thứ Bảy 08/12/2018 , 08:01 (GMT+7)

Nghị quyết 03 của HĐND tỉnh Tuyên Quang về kiên cố hóa kênh mương, bê tông hóa đường giao thông nội đồng, xây dựng nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố gắn với sân thể thao, khuôn viên đã đi được hơn nửa chặng đường.

Sức lan tỏa của Nghị quyết đã thực sự làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần giúp các địa phương sớm về đích nông thôn mới.

Nghị quyết 03 đã thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang tham gia xây dựng

Nghị Quyết 03 của HĐND tỉnh Tuyên Quang được triển khai thực hiện từ năm 2016. Với chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” chính quyền tỉnh hỗ trợ cấu kiện, xi măng, vật liệu xây dựng… nhân dân đóng góp thêm ngày công, mặt bằng, vật liệu xây dựng hoàn thành các công trình hạ tầng nông thôn. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, ý Đảng thuận lòng dân, toàn tỉnh đã có 505,8 km kênh mương, 261,4km đường bê tông được kiên cố hóa, 434 nhà văn hóa được xây dựng mới.

Ông Nguyễn Văn Việt, Quyền Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Tuyên Quang cho biết, để Nghị quyết đi vào chiều sâu, tạo được sự đồng thuận trong dân, các ngành chức năng của tỉnh luôn bám sát kế hoạch, phối hợp với nhà thầu kịp thời cung ứng vật liệu đảm bảo tiến độ thi công, lắp đặt tại cơ sở; tăng cường công tác kiểm tra tại cơ sở trong quá trình tổ chức thực hiện thi công lắp đặt các công trình, đảm bảo yêu cầu về kỹ, mỹ thuật; kịp thời nắm bắt tình hình, báo cáo UBND tỉnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đến nay, Nghị quyết đã đi được hơn nửa chặng đường và cho thấy ý nghĩa tích cực làm thay đổi bộ mặt của các vùng nông thôn.

Sơn Dương là một trong những địa phương đi đầu trong thực hiện Nghị quyết. Từ năm 2016 đến nay, năm nào huyện cũng hoàn thành và vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra. Huyện đã thi công xong 122km kênh mương, 74,9km đường bê tông nội đồng, 125 nhà văn hóa. Hiệu quả của Nghị quyết đã góp phần giúp các địa phương của huyện hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Đến nay, huyện có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới, năm 2018 sẽ có thêm xã Sơn Nam về đích.

Nhân dân thôn Thanh Bình, xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương chung sức làm kênh mương nội đồng

Ông Vương Đình Chiều, Trưởng thôn Cầu Đá, xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương cho biết, từ năm 2017 đến nay thôn làm được hơn 1,1km kênh mương nội đồng. Trước đây mương chưa kiên cố, việc lấy nước từ mương đất vào đồng ruộng từ đầu đến cuối xứ đồng có khi mất nửa ngày. Nay có mương kiên cố chỉ mất 30 phút, việc hao hụt, lãng phí nước cũng được hạn chế.

Thực hiện Nghị quyết, đến nay xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn đã có 11/15 thôn hoàn thành xây dựng nhà văn hóa. Riêng năm 2018, xã làm được trên 990m đường bê tông nông thôn, hoàn thành lắp đặt gần 6 km kênh mương nội đồng. Các công trình hoàn thiện, có ý nghĩa lớn lớn với người dân vùng nông thôn trong lao động sản xuất, sinh hoạt.

Ông Nguyễn Hải Chuyền, Phó trưởng thôn Bình Ca 2, xã Tứ Quận chia sẻ, thôn có 152 hộ dân, trước đây thôn chưa có nhà văn hóa, mỗi lần họp thôn, người dân phải đi mượn nhà để họp rất vất vả và bất tiện. Vì vậy, khi chính quyền có chủ trương xây dựng nhà văn hóa, nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, đóng góp tiền, vật liệu, ngày công lao động, hiến đất… với tổng giá trị gần 300 triệu đồng. Sau 3 tháng thi công, tháng 12/2017, nhà văn hóa thôn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đáp ứng tốt nhu cầu hội họp vui chơi giải trí của người dân.

Có thể thấy, Nghị quyết 03 đã tạo ra phong trào thi đua sôi nổi xây dựng kênh mương nội đồng, nhà văn hóa, đường giao thông nội đồng tại các thôn, bản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Nghị quyết đi vào lòng dân, được nhân dân đồng thuận, góp phần làm bừng sáng các làng quê.

Nhà văn hóa thôn Bình Ca 1, xã Tứ Quận hoàn thành đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân địa phương

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm