| Hotline: 0983.970.780

Tuyên Quang: Quyết tâm phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Tư 19/06/2019 , 10:36 (GMT+7)

Đó là vấn đề được quan tâm nhất tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm mà Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang tổ chức ngày 19/6/2019.

Đến nay, tỉnh Tuyên Quang đã có 302 hộ, 151 thôn, 50 xã có dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP); tổng số lợn phải tiêu hủy là 3.709 con, với 206.585kg tại 7/7 huyện, thành phố. Phòng, chống dịch, tỉnh Tuyên Quang thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, xử lý tiêu hủy lợn và nghi mắc dịch theo quy định; chỉ đạo các giải pháp khoanh vùng khống chế dịch bệnh; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch…

Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2019 của Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang.
Vấn đề phòng, chống bệnh DTLCP được các đại biểu quan tâm nhất tại hội nghị.

Trong 6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang cũng đạt được những thành tựu nổi bật: Tổng sản lượng lương thực đạt hơn 153,7 nghìn tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018; sản lượng thủy sản đạt 3.750 tấn, tăng 350 tấn so với năm 2018; trồng được 9.160 ha rừng, đạt 84,4% kế hoạch năm; có thêm 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới…

Tỉnh Tuyên Quang đang tập trung các giải pháp để phòng, chống DTLCP hiệu quả.

Hội nghị cũng nêu ra những tồn tại, hạn chế như: Việc triển khai một số chính sách về nông, lâm nghiệp còn chậm; công tác quản, lý bảo vệ rừng ở một vài địa phương còn lỏng lẻo; diện tích mía phế canh tăng cao, toàn tỉnh chỉ còn hơn 4.400 ha mía; việc tái đàn sau DTLCP sẽ gặp khó khăn… Đây cũng là vấn đề được ngành nông nghiệp tỉnh đưa ra và tập trung khắc phục, đảm bảo hoàn thành và vượt mục tiêu phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2019 của tỉnh đã đề ra.

6 tháng đầu năm tổng sản lượng lương thực của tỉnh đạt hơn 153,7 nghìn tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh lở mồm long móng giữa Việt Nam - Trung Quốc

Đây là một trong những kết luận của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến về triển khai các Bản ghi nhớ xây dựng vùng an toàn dịch bệnh giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Hồi sinh giống lúa đặc sản nếp cái hoa vàng Kinh Môn

Hải Dương Giống lúa nếp cái hoa vàng Kinh Môn sau phục tráng cho năng suất và giá trị kinh tế cao hơn so với nếp cái hoa vàng thông thường.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất