| Hotline: 0983.970.780

Tuyết phủ trắng Thường Châu: Bất lợi lớn cho U23 Việt Nam

Thứ Năm 25/01/2018 , 07:38 (GMT+7)

Những ngày này, Trung Quốc đang hứng chịu đợt lạnh kỷ lục tính từ năm 1986 và thành phố Thường Châu, nơi đội tuyển U23 Việt Nam đang trú quân để chuẩn bị cho trận chung kết giải U23 châu Á 2018, cũng không là ngoại lệ.

 

Các tuyển thủ U23 Việt Nam trong một buổi tập. Ảnh: Hoàng Linh/TTXVN

Ngay từ đầu tuần, cơ quan khí tượng thủy văn Trung Quốc đã dự báo Thường Châu sẽ có tuyết rơi vào giữa tuần, khoảng ngày 24/1. Cho tới hết buổi sáng 24/1, nhiệt độ ở Thường Châu xuống gần 0 độ nhưng vẫn chưa có tuyết, thậm chí trời còn hơi hửng nắng ở một số thời điểm.

Tuy nhiên, càng về chiều thì nhiệt độ càng xuống thấp và bắt đầu thấy những bông tuyết nhỏ lất phất bay trong gió. Đến chiều tối thì tuyết rơi nhiều hơn nhưng chỉ làm ướt đường. Bắt đầu từ nửa đêm trở đi thì trời khô hơn và tuyết rơi dày hơn rất nhiều so với buổi chiều.

Khoảng 2 giờ sáng ngày 25/1, tuyết đã phủ trắng mọi vật thể cố định ở thành phố Thường Châu, từ cây cối, mái nhà cho tới các xe ô tô. Nhiều người dân địa phương cho biết tuyết sẽ tiếp tục rơi dày cho tới ít nhất là hết cuối tuần và điều đó nghĩa là trận chung kết của giải U23 châu Á năm 2018 giữa U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan có thể sẽ phải diễn ra trong điều kiện mưa tuyết.

Nếu điều này trở thành hiện thực thì đây sẽ là một bất lợi lớn với U23 Việt Nam, vì không phải cầu thủ nào của chúng ta cũng đã được làm quen với việc thi đấu trong điều kiện mưa tuyết.

Khi còn thi đấu vòng bảng tại Côn Sơn, cái lạnh gần 0 độ tại đây đã khiến nhiều cầu thủ U23 Việt Nam cảm thấy không thể chịu nổi, nhưng so với cảnh tượng tuyết rơi ngập trắng tại Thường Châu lúc này thì thử thách về nhiệt độ ở Côn Sơn cách đây 2 tuần chưa thấm tháp vào đâu.

Theo kế hoạch, vào chiều 25/1, đội tuyển U23 Việt Nam sẽ tập luyện trở lại trên sân tập phụ của SVĐ Changzhou Olympic Sports Center. Đây sẽ là cơ hội để HLV Park Hang-seo cho các học trò luyện tập với việc thi đấu trong điều kiện mưa tuyết giá lạnh.

(P/v TTXVN từ Thường Châu, Trung Quốc)

Xem thêm
Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV 'Going Home' - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam.

Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm