| Hotline: 0983.970.780

Tỷ lệ đại biểu Quốc hội là nữ

Thứ Ba 15/06/2010 , 12:05 (GMT+7)

Xin cho biết tỷ lệ Đại biểu Quốc hội là nữ, là đồng bào dân tộc ở nước ta là bao nhiêu qua các giai đoạn khác nhau?

* Xin cho biết tỷ lệ Đại biểu Quốc hội là nữ, là đồng bào dân tộc ở nước ta là bao nhiêu qua các giai đoạn khác nhau? 

Vũ Thị Hạnh, Quế Sơn, Quảng Nam

Tỷ lệ nữ trong Quốc hội nước ta cao hơn so với nhiều Nghị viện khác trên thế giới. Cụ thể tỷ lệ đại biểu Quốc hội nữ (%) ở nước ta qua 12 khóa là như sau: Khóa I- 2,5; Khóa II- 13,54; Khóa III- 13,69; Khóa IV- 29,76; Khóa V- 32,21; Khóa VI- 26,53; Khóa VII- 21,77, Khóa VIII- 18,15; Khóa IX- 18,48; Khóa X- 26,22; Khóa XI- 27,31; Khóa XII- 25,76. Trong Khóa XII hiện nay số đại biểu nữ tham gia trong Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chiếm tỷ lệ như sau (%): Hội đồng dân tộc- 56,4; UB Pháp luật- 14,3; UB Kinh tế & Ngân sách- 8,3; UB Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên & nhi đồng- 28,2; UB Các vấn đề xã hội- 37,5; UB Khoa học, công nghệ & môi trường- 32,4; UB Đối ngoại- 16,7; UB Tư pháp- 14,7; UB Tài chính Ngân sách- 11,4.

Đại biểu Quốc hội là đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta chiếm tỷ lệ (%) như sau qua 12 khóa Quốc hội: Khóa I- 8,5, Khóa II- 12,4; Khóa III- 13,2; Khóa IV- 17,4; KhóaV- 16,7; Khóa VI- 13,6; Khóa VII- 14,9; Khóa VIII-14,1; Khóa IX- 16,8; Khóa X- 17,33; Khóa XI- 17,27; Khóa XII-17,65.

Trình độ học vấn của các đại biểu Quốc hội nước ta ngày một nâng cao. Nếu như tỷ lệ (%) số đại biểu Quốc hội có trình độ văn hóa Đại học và trên Đại học ở khóa V là 35,6; thì ở khóa X là 91, ở khóa XI là 93,37 và ở khóa XII là 97.

* Xin cho biết thêm thông tin về cây hồng không hạt?

Đing Quang Chương, 74 tuổi, thôn Trung, Thanh Lĩnh, Thanh Chương, Nghệ An

Về các kỹ thuật canh tác, chăm sóc, bảo quản xin mời bác gửi về chuyên mục Khuyến nông của báo này. Tôi chỉ xin cung cấp một ít thông tin về đặc điểm khoa học của cây hồng không hạt: Ngày 30/09/2008, tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, Trung tâm nghiên cứu & phát triển hệ thống nông nghiệp, thuộc Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm (FCRI) đã tổ chức hội nghị thử nếm hồng không hạt Bắc Kạn, nhằm đánh giá đúng chất lượng sản phẩm đặc sản này. Hội đồng đánh giá chất lượng 13 mẫu sản phẩm hồng không hạt được chọn từ những cây hồng không hạt tại địa phương và ngâm trong thời gian như nhau, thông qua phương pháp thử nếm cảm quan, hội đồng thử nếm đã đánh giá hồng không hạt của Bắc Kạn có chất lượng khá tốt.

Về chỉ tiêu cơ lý đa phần các thành viên trong hội đồng đánh giá hồng không hạt Bắc Kạn có mầu sắc quả vàng sáng rất bóng; dáng quả tròn đều đẹp; về chỉ tiêu lý hóa thì có độ giòn, độ ngọt, mùi thơm, độ cát đều được đánh giá ở thang điểm rất tốt và tốt. Hội nghị đã khuyến cáo Bắc Kạn cần chú ý tiếp tục tuyển chọn những cây hồng tốt tạo cây đầu dòng để nhân rộng, phát triển thành vùng trồng không hạt chất lượng cao theo hướng sản xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương. Tính đến thời điểm đó toàn tỉnh Bắc Kạn đã trồng được hơn 400 héc ta hồng không hạt, riêng huyện Chợ Đồn có khoảng 100 héc ta trồng tập trung, 80 héc ta trồng phân tán.

Theo lãnh đạo Sở NN & PTNT Bắc Kạn đến 2010 Bắc Kạn phấn đấu trồng hồng không hạt đạt 500 héc ta. Hồng không hạt còn là đặc sản của xã Nhân Hậu, nay là xã Hoà Hậu của huyện Lý Nhân, Hà Nam. Đồng thời, đây cũng chính là làng Đại Hoàng xưa - quê hương của cố nhà văn Nam Cao. Nơi đây thiên nhiên đã phú cho không chỉ có giống chuối Ngự nổi tiếng thơm ngon mà còn có loại hồng không hạt Nhân Hậu. Loại hồng không hạt này vừa có quả to, hình dáng cân đối, khi chín màu đỏ chuyển dần từ màu đỏ tươi sang màu đỏ thẫm, da mỏng mịn căng tròn, không có một vệt nhăn hay rám đen trên mặt quả càng làm cho hình dáng quả thêm hấp dẫn.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm