| Hotline: 0983.970.780

Tỷ lệ mất công bằng trong chăm sóc sức khỏe ở VN rất cao

Thứ Bảy 19/04/2008 , 18:56 (GMT+7)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp Việt Nam đứng thứ 183/194 nước về mất công bằng trong chăm sóc sức khỏe, bởi vì người dân phải tự chi trả 73% chi phí cho chăm sóc sức khỏe (CSSK) qua việc chi trả viện phí và tự mua thuốc chữa bệnh. Trong khi đó, khuyến nghị của WHO là tỷ lệ này nên dưới 50%.

Sáng ngày 18/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp để nghe Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về công tác xã hội hóa CSSK nhân dân. Đổng thời, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của QH cũng báo cáo về kết quả giám sát thực hiện chính sách phát luật về công tác này.

Trong báo cáo, bà Mai đề cập đến việc chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về tỉ lệ chi ngân sách cho CSSK nhân dân, tăng tỷ lệ đầu tư cho CSSK như thế nào cho phù hợp với nhiệm vụ được giao.

Thế nên, mặc dù trong nghị quyết hằng năm của QH vẫn muốn tăng cường nguồn lực cho CSSK nhưng Chính phủ lại khó đưa ra lộ trình về tỉ lệ tăng ngân sách chi cho CSSK cụ thể.

Trong khi đó, đối với cấp tỉnh và thành phố, HĐND chịu trách nhiệm việc phân bổ ngân sách địa phương. Khi bên cạnh chưa có quy định cụ thể cho việc chi ngân sách vào việc này, nên mỗi tỉnh chi một khác. Có tỉnh chi 5,5%, có tỉnh chi 6%, có nơi lại tới 8%, tùy thuộc vào sự quan tâm của lãnh đạo địa phương.

Theo bà Mai, riêng y tế dự phòng, tại nhiều tỉnh, ngân sách dành cho chỉ nằm từ 10 đến 15% (tổng chi cho lĩnh vực y tế), quá ít so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới là 30%. Điều này dẫn đến, nhiều tỉnh phải bỏ ra các khoản tiền lớn dập dịch, trong khi đó, chỉ cần 1/4 số tiền đó dành cho y tế dự phòng thì dịch lớn đã không có nguy cơ xảy ra.

Việc xã hội hóa trong y tế, khuyến khích huy động nguồn lực, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và liên doanh liên kết thiết bị y tế tại bệnh viện công cũng gặp khó khăn. Mặc dù đã có hành lang pháp lý nhưng chỉ mới dừng lại ở chủ trương, các bệnh viện gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc chia tỉ lệ lợi nhuận.

Bà Mai khẳng định, trách nhiệm ở đây một phần là do Bộ Y tế, Bộ Tài chính chưa làm tốt vai trò quản lý của mình.

Với những bất cập trong các văn bản pháp lí, sự chủ động mỗi nơi một kiểu như hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp Việt Nam đứng thứ 183/194 nước về mất công bằng trong chăm sóc sức khỏe, bởi vì người dân phải tự chi trả 73% chi phí cho CSSK qua việc chi trả viện phí và tự mua thuốc chữa bệnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cũng đã có những kiến nghị cụ thể với QH. Ngoài việc phát hành trái phiếu Chính phủ để nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện, thì một trong những điều quan trọng là phải sửa đổi Luật ngân sách nhà nước để cho phép các sở Y tế được quản lý tài chính y tế theo ngành trên địa bàn tỉnh, sớm ban hành Luật khám – chữa bệnh, Luật bảo hiểm y tế… để có điều kiện pháp lý cho các cá nhân, các tổ chức, bệnh viện được hoạt động đúng pháp luật.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất