| Hotline: 0983.970.780

Tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 67%

Thứ Ba 08/10/2013 , 15:00 (GMT+7)

Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh lây nhiễm là 25,89% và bệnh không lây nhiễm là 62,72%, tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 67,34%.

Ảnh minh họa
Ngày 8/10, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức hội thảo góp ý "Khung chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn 2030".

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, cho biết: Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt với sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm. Những yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm hoàn toàn có thể phòng ngừa được thông qua việc thực hiện lối sống lành mạnh.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, 80% bệnh tim mạch giai đoạn đầu, đột quỵ và đái tháo đường tuýp 2 và trên 40% ung thư có thể phòng ngừa được thông qua ăn uống hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn, không hút thuốc lá, không lạm dụng rượu bia.

Trên thực tế, những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh không lây nhiễm vẫn đang ngày càng gia tăng ở nhiều quốc gia và nhiều khu vực.

Thứ trưởng đề nghị tại hội thảo, các đại biểu tập trung góp ý xây dựng chiến lược quốc gia mang tính tổng thể, toàn diện về phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm nhằm giảm gánh nặng có thể phòng, tránh được của bệnh.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên thế giới có khoảng 36 triệu người tử vong do các bệnh không lây nhiễm, trong đó gần 80% trường hợp tử vong do bệnh không lây nhiễm xảy ra ở những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình; trên 9 triệu người tử vong sớm (trước 60 tuổi) do các bệnh không lây nhiễm, trong đó 90% tử vong sớm do bệnh không lây nhiễm xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Trong các bệnh không lây nhiễm, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu (17,3 triệu người hàng năm), ung thư (7,6 triệu người); bệnh hô hấp (4,2 triệu người) và bệnh đái tháo đường (1,3 triệu người).

Ở Việt Nam, theo Niên giám thống kê y tế năm 2011, tỷ lệ mắc bệnh lây nhiễm là 25,89% và bệnh không lây nhiễm là 62,72% (gấp 2,4 lần so với bệnh lây nhiễm); tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 67,34% (gấp 4 lần so với bệnh lây nhiễm).

Việt Nam đã xác định năm nhóm bệnh không lây nhiễm cần ưu tiên giải quyết, bao gồm: bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, bệnh hô hấp mạn tính và rối loạn tâm thần. Từ năm 1999 đến nay, cả 5 nhóm bệnh này đã được đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia y tế.

Thời gian qua, ngành y tế đã triển khai nhiều hoạt động phòng chống các bệnh không lây nhiễm và đã đạt được kết quả bước đầu.

Bên cạnh công tác phòng chống các yếu tố nguy cơ (phòng chống tác hại thuốc lá, dinh dưỡng hợp lý...), ngành y tế đã tổ chức các hoạt động phát hiện sớm; đặc biệt, triển khai mô hình quản lý bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, động kinh, trầm cảm...; tiến hành điều tra quốc gia về bệnh không lây nhiễm và các yếu tố nguy cơ.

Tuy nhiên, hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm còn tồn tại những hạn chế như: công tác điều phối, lồng ghép các hoạt động; chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm mới chỉ được thiết lập chủ yếu ở tuyến trung ương và những tỉnh có chương trình, dự án...

Dự thảo "Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn 2030" được xây dựng nhằm giảm thiểu gánh nặng có thể phòng tránh được do bệnh tật, tàn tật và tử vong từ các bệnh không lây nhiễm, gồm: tim mạch, tăng huyết áp, ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và rối loạn sức khoẻ tâm thần.

Nội dung của chiến lược bao gồm: tăng cường trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, điều hành và hợp tác liên ngành trong phòng chống bệnh không lây nhiễm; giảm các yếu tố nguy cơ chủ yếu như thuốc lá, rượu, bia, dinh dưỡng không hợp lý, hạn chế hoạt động thể lực; tăng cường đáp ứng của hệ thống y tế đối với bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là tuyến chăm sóc sức khoẻ ban đầu...

(Vietnam+)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm