| Hotline: 0983.970.780

Tỷ phú bồ câu

Thứ Sáu 11/05/2012 , 11:17 (GMT+7)

Đầu tư 150 triệu đồng để đầu tư nuôi 400 đôi chim bồ câu giống từ giữa năm 2008 đến nay, thanh niên Nguyễn Ngọc Thức (27 tuổi) đã thu về cả tỷ đồng/năm từ loài chim này.

Đầu tư 150 triệu đồng để đầu tư nuôi 400 đôi chim bồ câu giống từ giữa năm 2008 đến nay, thanh niên Nguyễn Ngọc Thức  (27 tuổi) đã thu về cả tỷ đồng/năm từ loài chim này.

Đến ấp 3, xã Tân Thạnh Tây (Củ Chi, TP. HCM), hỏi trại bồ câu Ngọc Điền không ai không biết. Quá trưa, tôi có mặt tại đây. Trang trại vài ngàn mét vuông  kín cổng cao tường hiện lên giữa mênh mông đồng ruộng. Thấy có tiếng xe, quản lý trại mở cổng. “Đến tham quan à?”, người quản lý hỏi. Tôi chưa kịp đáp thì ông đã nhanh nhảu: “Trang trại này ngày nào cũng có người đến tham quan, có những người tận Cà Mau, Bình Thuận, Nghệ An, Nha Trang… cũng tới”.

Vào trại thấy bên này là nhà ở của công nhân, cũng là nơi tiếp khách; bên kia là trại bồ câu. Ngồi trong ngôi nhà lợp tôn vốn không cao ráo, giữa cái nắng gay gắt đất Sài Thành, lại nghe tiếng gù của hàng ngàn con bồ câu làm tôi ong cả đầu. Nhưng điều khiến tôi “choáng” hơn cả là khi thấy chàng thanh niên mặt trẻ măng bước vào, chẳng có vẻ gì giống ông chủ một trại bồ câu lớn nhất Sài Thành, lại được giới thiệu là chủ. Không tin vào tai mắt của mình nữa, tôi hỏi lại: “Anh là chủ trại à?”, “Vâng, tôi là Thức, chủ trại bồ câu Ngọc Điền”, anh ta đáp.

Khi được hỏi vì đâu có ý tưởng nuôi bồ câu Pháp, anh Thức kể “Trước đây gia đình cũng đã nuôi bồ câu sẻ, nhưng không phải nuôi để kinh doanh. Đến giữa năm 2008, khi đang làm tài xế ở Bình Dương, thấy những thương lái đến từng hộ gom bồ câu sẻ về giao lại cho nhà hàng, ngay lập tức, một câu hỏi lớn xuất hiện trong đầu tôi: “Tại sao mình không làm hẳn một trang trại bồ câu để cung cấp cho các nhà hàng?”. Thế rồi, tôi vừa làm tài xế vừa mày mò tìm hiểu về loại bồ câu thương phẩm, giống của Pháp”, anh Thức tâm sự.

“Thời điểm đó, hỏi dò mãi tôi mới biết ở Bà Rịa - Vũng Tàu có bán bồ câu giống Pháp. Gom hết tiền của gia đình được 150 triệu, tôi xuống đó mua 400 cặp chim giống hết 120 triệu, số còn lại không đủ để xây chuồng, phải vay mượn thêm. Những ngày đầu khó khăn không làm tôi chùn bước, trứng chim nở với tỉ lệ thấp. Chim mẹ nuổi tối qua vẫn bay nhảy bình thường, sáng dậy đã thấy lăn ra chết. Tìm hiểu trên mạng, hỏi bác sĩ thú y tôi mới biết là cần tiêm phòng cho chúng. Đối với hiện tượng trứng ấp nhiều nở ít, những người có kinh nghiệm cho biết, đối với chim giống mới trưởng thành, người ta thường bỏ vài lứa trứng đầu vì lúc này sức khỏe của chim chưa đảm bảo để tạo ra con giống tốt. Và rồi, tôi cứ mò mẫm, vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm. Đến năm 2010, khi đã bán chừng 5.000 cặp chim thương phẩm, chim giống, tôi vẫn còn gần 1.000 cặp chim bố mẹ”, anh Thức chia sẻ.

“Nuôi bồ câu thực ra rất đơn giản. Ngày cho ăn 3 bữa, 7- 10 ngày vệ sinh chuồng 1 lần, phòng dịch thì cứ 2 ngày 1 lần, chỉ cần pha thuốc ngừa vào nước uống của chim là an toàn. Bồ câu Pháp ăn gạo lứt và cám gà công nghiệp nên rất dễ nuôi, để vỏ trứng dày, khó vỡ hơn bình thường thì nên cho chim ăn thêm bột sò nhằm bổ sung canxi”, anh Thức không giấu nghề khi chia sẻ kỹ thuật nuôi.
Theo anh, nuôi bồ câu Pháp cho giá trị kinh tế cao hơn hẳn bồ câu sẻ, trong khi kỹ thuật không khác nhau nhiều. Mỗi cặp chim bố mẹ đẻ khoảng 10 lứa/năm, mỗi lứa 2 con. Như vậy, một cặp chim giống mỗi năm cho 10 cặp chim thương phẩm. Giá chim thịt khoảng 110.000 đồng/cặp, giá chim giống tơ (chưa đẻ lứa nào) khoảng 300.000 đồng/cặp, nhưng chim giống phải 2 tháng mới bán được trong khi chim thịt chỉ 25 ngày sau khi trứng nở đã có thể xuất chuồng.

Mỗi cặp bồ câu Pháp nặng chừng 800g - 1kg. Hiện nay, mỗi tháng anh Thức bán ra thị trường từ 1.200 - 1.600 con, trong khi hợp đồng với các nhà hàng là 3.000 con/tháng. Với giá 55.000 đồng/con, anh Thức thu về từ 66 - 88 triệu đồng. Trừ tổng chi phí khoảng 1/3, anh Thức vẫn lời từ 44 - 59 triệu đồng/tháng.

Hiện tại, trại bồ câu của anh có diện tích 300m², chứa được khoảng 2.500 chim thương phẩm. Anh Thức cho biết, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, anh đã xây hoàn tất một trang trại có diện tích và sức chứa tương tự ngay bên cạnh, chờ cơ quan thú y đến kiểm tra và cấp phép là có thể đưa vào hoạt động.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm