| Hotline: 0983.970.780

Tỷ phú cây dược liệu trên đất Đồng Tháp

Thứ Hai 07/10/2019 , 09:45 (GMT+7)

Anh Vũ Công Định ở ấp Phú Hòa B, xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) chấp nhận bỏ nghề giáo viên về nhà trồng cây dược liệu mỗi năm thu hơn 1 tỷ đồng.

Anh Vũ Công Định tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin. Cái duyên đưa anh đến với nghiệp nhà nông và nghề trồng cây dược liệu hết sức tình cờ.
Anh kể từ cơ duyên đến với cây đinh lăng, hồi học đại học ở Nam Định, năm 2006 anh bị bệnh sốt cao, người bạn thấy vậy lấy sâm Bố Chính đưa cho uống khoảng 2 tiếng sau thì đỡ. Trong người anh có sức, dần khỏe lại, anh suy nghĩ loại dược liệu này trồng có thể phát  triển nhiều để phục vụ trị bệnh cho bà con.
Sau đó anh đi săn lùn tìm giống mang về trồng thí nghiệm trước cổng nhà khoảng 200 chậu, thấy cây sinh sôi phát triển nên quyết định nhân rộng. Lúc đó hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà nghèo không có đất đai.
Năm 2010 anh ra trường xin về huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp dạy học môn tin học và cưới vợ tại đây. Do đam mê nghề dược liệu nên anh xin nghỉ dạy học về sản xuất.
Ban đầu không có đất, anh mạnh dạn mướn 3 công đất  từ tiền tích góp của 2 vợ chồng. Lúc đó gia đình cản, anh em cũng cho rằng đó là chuyện “tào lao”. Anh mặc kệ lời ra tiếng vào, quyết định xuống giống trồng sâm Bố Chính. Thời gian đầu trồng thử 3 công cây phát triển xanh tốt. Sau gần 1 năm, anh thu hoạch được 4,5 tấn, bán với giá 300.000 đồng/kg...Thấy hiệu quả nên cứ thế mở rộng và làm tiếp.
Anh Định cho biết, thấy hiệu quả của cây sâm Bố Chính, anh tiếp tục đầu tư mua đất lên 1,5ha, phân nửa trồng đinh lăng, phân nửa trồng sâm, đồng thời cung cấp cây giống và bao tiêu sản phẩm cho nông dân ở các tỉnh, thành Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Vĩnh Long, An Giang với 60.000 cây giống mỗi tháng.
Cây đinh lăng rất dễ trồng, dễ chăm sóc, kinh phí đầu tư ban đầu ít vì bản thân lá, rễ của nó có vị đắng nên rất ít bị sâu, bệnh. Loại cây này có ưu điểm là bán được cả lá, thân, rễ (củ).
Đặc biệt đinh lăng, thời gian trồng càng lâu, củ càng to, giá trị sẽ càng lớn. Trung bình mỗi năm anh Định bán thị trường nội địa trên 40 tấn cây dược liệu các loại và xuất sang Hàn Quốc 10 tấn đinh lăng, gừng đen… với doanh thu hơn 1 tỷ đồng.
Theo kinh nghiệm của anh, khi trồng chỉ cần bón một ít phân chuồng đã hoai mục và thêm chút phân lân là đủ cho cây phát triển tốt. Đặc biệt cây này không sử dụng phân thuốc hóa học.
Hiện đinh lăng được thu mua với giá 45.000 đồng/kg gồm thân, lá. Riêng phần củ từ 3 năm trở lên là 200.000 đồng/kg. Sâm Bố Chính có giá 120.000 đồng/kg, nhưng cung không đủ cầu. Hiện tại anh phát triển khoảng 3ha tại tỉnh Đồng Tháp và đồng thời anh chuyển giao giống cho nông dân trồng ở các tỉnh ĐBSCL sau đó anh đứng ra bao tiêu lại cho nông dân để cung cấp cho các nhà thuốc bắc trên cả nước.
Sắp tới anh Định còn dự định mở rộng diện tích lên 5ha trồng cây dược liệu đinh lăng và sâm. Đồng thời đăng ký nhãn hiệu độc quyền sơ chế bao tiêu cây dược liệu sạch, cho bà con nông dân và đóng trà túi lọc đinh lăng với quy mô lớn.
Hiện tại mỗi ngày cơ sở anh Định giải quyết công ăn việc làm tại địa phương khoảng 40 lao động, với mức lương từ 4-4,5 triệu đồng/tháng
Phòng NN-PTNT huyện Hồng Ngự cho biết, các loại cây dược liệu mang hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân, điều kiện tự nhiên ở địa phương rất thuận lợi để phát triển nên có nhiều khả năng nâng cao thu nhập gấp nhiều lần so với trồng cây ăn trái hay trồng lúa.
Trong thời gian tới, địa phương sẽ quy hoạch các vườn tạp ở các xã cù lao khuyến cáo nông dân chuyển đổi cây trồng phù hợp có thể trồng cây dược liệu vì loại cây này không tốn nhiều diện tích, chi phí thấp nhưng lợi nhuận cao.
Cây dược liệu ngâm rượu uống tốt cho sức khỏe.

 

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Tạm thời không xuống giống lúa do xâm nhập mặn

BẠC LIÊU Do tình hình xâm nhập mặn, UBND huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) có công văn gửi các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đề nghị tạm thời không xuống giống lúa vụ hè thu.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm