| Hotline: 0983.970.780

Tỷ phú chân đất ở Đồng Tháp

Thứ Sáu 25/12/2015 , 07:12 (GMT+7)

Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông nên ông Ngô Phước Dũng luôn nuôi dưỡng và ấp ủ ước mơ vươn lên làm giàu chính đáng từ ruộng đồng. 

“Đam mê, sáng tạo, thành công” là những từ ca ngợi nông dân Ngô Phước Dũng ở ấp 4, xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười. Ông cá nhân duy nhất đại diện tỉnh Đồng Tháp được tuyên dương nông dân tiêu biểu xuất sắc toàn quốc năm 2015 và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông nên ông Ngô Phước Dũng luôn nuôi dưỡng và ấp ủ ước mơ vươn lên làm giàu chính đáng từ ruộng đồng. Năm 1989 ông tham gia lớp Cơ khí tại Trường Công nhân kỹ thuật 4 (Vĩnh Long). Sau khi ra trường, ông đã tìm tòi và nghiên cứu chế tạo ra máy móc phục vụ nông nghiệp nhằm tiết kiệm sức người, sức của.

Nhận thấy việc thâm canh tăng vụ đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm lúa gạo nhưng hầu hết khâu SX đều áp dụng phương thức thủ công và chiếm 70% khối lượng công việc, gây tốn nhiều chi phí giống, thuốc BVTV, công lao động...

Qua nhiều thất bại, song với quyết tâm giải quyết khó khăn về lao động và hiệu quả công việc đã thôi thúc ông Dũng chế tạo chiếc máy “2 trong 1” sạ hàng kết hợp phun xịt thuốc BVTV. 

Chiếc máy “2 trong 1” đầu tiên ra đời vào năm 2010 với công suất sạ lúa từ 6 -7 ha/ngày, tăng 4 lần so với sạ bằng tay. Máy còn được gắn bộ phận phun xịt thuốc bằng hệ thống bơm nén tự động, dàn béc phun kích thước dài 12 m và bình chứa thuốc BVTV 200 lít có thể phun 10 - 12 ha/ngày, tăng 5-6 lần so với phun thủ công.

Máy sạ hàng và phun xịt thuốc BVTV ra đời không lâu đã được Sở KH-CN Đồng Tháp trao giải Khuyến khích hội thi sáng kiến kỹ thuật. Từ đó, mỗi năm ông Dũng cho ra đời từ 10 - 15 chiếc máy với giá bán từ 18 - 20 triệu đồng/cái cung cấp cho nông dân.

Khởi nghiệp với 2 ha đất ruộng chuyên SX lúa thương phẩm, nhưng hiệu quả kinh tế vẫn chưa như mong muốn nên năm 2007 ông Dũng tiên phong áp dụng máy gặt đập liên hợp để thu hoạch. Thấy hiệu quả nên ông tiếp tục đầu tư vào SX. Đến nay gia đình đã sở hữu 4 chiếc máy GĐLH, 1 máy cấy, 2 máy cày và nhiều máy bơm nước... Với số máy trên, ngoài việc phục vụ cho gia đình, ông còn làm dịch vụ ở các huyện, tỉnh lân cận, mỗi năm trên 1.000 ha.

Năm 2013, ông Dũng bắt đầu tập trung nghiên cứu và đầu tư vào khâu gieo sạ bằng máy. Học hỏi, tham quan mô hình và tìm hiểu từ sách báo, các trang mạng, ông đã quyết định đầu tư làm máy cấy lúa với ưu thế giảm từ 4-5 kg giống/1.000 m2, công suất cấy từ 4-5 ha/ngày. Mật độ lúa đạt kích thước chuẩn, giảm được phân bón, thuốc BVTV, lúa ít đổ ngã, từ đó năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao.

Từ những việc làm hiệu quả đã giúp ông tăng thêm thu nhập từ SX lúa và các dịch vụ kèm theo. Đến nay, ông Dũng sở hữu hơn 40 ha đất nông nghiệp (trong đó 20 ha lúa giống và 20 ha lúa cao sản). Đồng thời giải quyết việc làm thường xuyên cho 40 lao động nông thôn...

Hiện ông Dũng đảm nhiệm vị trí GĐ HTXNN Mỹ Đông II với 108 thành viên tham gia, tổng huy động vốn hơn 1,3 tỷ đồng chủ yếu phục vụ tưới tiêu rút úng cho hơn 570 ha lúa. HTX thu lợi nhuận hơn 500 triệu đồng/năm, sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, điều hành, sửa chữa, bảo trì máy bơm.

“Thời gian tới, HTX Mỹ Đông II sẽ tiếp tục mở rộng các loại hình dịch vụ như nạo vét kênh mương, SX lúa giống, kinh doanh thuốc BVTV để hỗ trợ cho các thành viên nhằm nâng cao lợi nhuận và phát triển HTX”, ông Dũng cho biết thêm.

Ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Đông cho biết, ông Dũng là người đi đầu trong việc áp dụng các tiến bộ KH-KT vào đồng ruộng. Luôn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm trong SX, kinh doanh và chia sẽ kinh nghiệm cho các nông dân khác...

Ông Dũng còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, xây dựng NTM của địa phương như đóng góp hơn 100 triệu đồng xây dựng 2 cây cầu bắc ngang xã Mỹ Đông - Láng Biển và cầu ngang Hưng Thạnh.

Từ SX lúa và làm các dịch vụ nông nghiệp, mỗi năm gia đình ông Dũng thu nhập trên 2 tỷ đồng trở thành tỷ phú đất sen hồng.

 

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.