| Hotline: 0983.970.780

Tỷ phú mía

Thứ Ba 18/10/2011 , 11:05 (GMT+7)

Đó là anh Hồ Văn Đức, quê Bình Định. Anh lên lập nghiệp và gắn bó với cây mía từ năm 1994 tại xã An Thành, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai.

Anh Hồ Văn Đức bên chiếc xe của mình
Đó là anh Hồ Văn Đức, quê Bình Định. Anh lên lập nghiệp và gắn bó với cây mía từ năm 1994 tại xã An Thành, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai.

Bao năm thăng trầm với cây mía, giờ anh Đức đã có đến 56 ha mía, là “đại gia” chân đất của Đak Pơ, đi xe ô tô Lacetti, có năm thu lãi ròng từ cây mía đến 1,7 tỷ đồng. Ngày còn ở quê Tây Sơn - Bình Định, anh Hồ Văn Đức đã biết đầu tư vào cây mía, nhà chỉ có 3 sào đất anh đã dành 2 sào trồng mía. Ngày ấy trồng mía khá lận đận, ít vốn, ít đất nên không tài nào thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Được biết trên Gia Lai nhiều đất đai, anh dắt díu gia đình lên thuê người phát được gần 2 ha rẫy dốc Đói. Con dốc dựng đứng trên quốc lộ 19, nó cao quá, đi lên hết con dốc là cảm thấy đói nên được gọi là dốc Đói. Ban đầu, cũng chỉ định trồng bắp, mì, đậu xanh để lo cái ăn, nhưng được một thời gian, anh quyết định quay lại với cây mía.

Năm 1999, dù đã có trong tay 16 ha mía nhưng anh Đức vẫn… trắng tay. Tất cả chỉ vì giá mía quá thấp. Thế là hết vụ mía, anh lại chạy về quê làm ruộng. Cũng may thời đó còn có mấy sào ruộng lúa ở quê và có vợ chạy chợ buôn bán nên cũng đủ cái ăn. Bấy giờ giá mía xuống thấp, năng suất không cao, trồng nhiều càng thua lỗ. Có năm đem mía về chất thành đống ở chân ruộng mặc nắng mưa...

Không chịu bó tay, những vụ sau, anh tìm các giống mía vừa có năng suất cao, lại phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu, quyết tâm đầu tư trở lại. Trời không phụ lòng người, những năm sau đó, vùng mía của anh cho năng suất cao, cùng với giá cả ổn định, cuộc sống của gia đình anh bắt đầu thay đổi.

Có được ít vốn, anh dồn tất cả để mua thêm đất trồng mía. Đến nay sau hơn 15 năm ẩn mình dưới dốc Đói trồng mía, nông dân Tư Mía- mọi người thường gọi anh thế đã có đến 56 ha mía trải dài từ xã An Thành đến xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ. Gần đây, bình quân mỗi năm anh thu hơn 1 tỷ đồng từ cây mía, riêng niên vụ mía 2010-2011, gia đình anh lãi 1,7 tỷ đồng.

Anh Hồ Văn Đức cho rằng, được may mắn thành công thì đó là lộc trời mang lại nên anh sẵn sàng dang tay giúp đỡ mọi người, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hơn 30 lao động địa phương với mức lương gần 3 triệu đồng/tháng. Anh Đức còn cho 80 hộ dân làng Buk, xã An Thành vay tiền không tính lãi để mua xe máy, làm nhà, mua phân bón, rồi hướng dẫn kỹ thuật để bà con biết canh tác giống mía mới cho năng suất cao hơn.

Cuối vụ, gia đình anh còn đứng ra mua mía cho bà con theo giá của nhà máy. Anh cho biết: Vì với diện tích mía ít sẽ khó tiêu thụ, nên tôi gom của bà con lại để bán giùm. Ngày trước tôi cũng vậy, nếu không có mọi người chắc gì tôi có ngày hôm nay…

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm