| Hotline: 0983.970.780

UBND huyện Phúc Thọ để doanh nghiệp lừa dân?

Thứ Tư 30/09/2020 , 12:56 (GMT+7)

Người dân xã Ngọc Tảo đã thiệt hại trước việc “tháo chạy” của Công ty Cổ phần Nông trại Chia sẻ Sharefarm vì đã cho công ty này thuê đất đến năm 2029.

Nhận được đơn phản ánh của bà con, chúng tôi đã về địa phương tìm hiểu, và thấy như sau :

Ngày 17/5/2018, HTX liên minh chăn nuôi Phúc Thọ, có trụ sở tại cụm 2, xã Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ (gọi tắt là HTX) được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư dự án “xây dựng trang trại chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt ứng dụng công nghệ cao Dương Hạ (DA Dương Hạ)” tại quyết định số 2397/QĐ-UBND. Theo đó, dự án có thời gian thực hiện 49 năm, trên diện tích 2,5 ha tại khu Dộc Trai xã Ngọc Tảo, với số vốn 25,2 tỷ đồng. Dự án nằm trong danh mục công trình, dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa năm 2019 trên địa bàn huyện Phúc Thọ, được HĐND thành phố thông qua tại nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 4/12/2018 và nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của huyện Phúc Thọ được UBND thành phố phê duyệt tại quyết định số 1083/QĐ-UBND ngày 7/3/2019.

Đây là dự án thuộc diện nhà nước cho thuê đất không qua hình thức đấu giá, kinh phí thu hồi đất do UBND thành phố chi trả.

Thế nhưng suốt từ năm 2018 đến nay, DA Dương Hạ vẫn dẫm chân tại chỗ, vì UBND huyện Phúc Thọ nhất quyết bắt HTX phải ứng trước 7,5 tỷ đồng tiền đền bù đất thì mơi bàn giao mặt bằng, bất chấp các quy định tại diều 32 nghị định số 47/2014/NĐ-CP và điều 13 nghị định số 46/2014/NĐ-CP của chính phủ đã quy định rất rõ ràng rằng kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB cho những dự án như Dương Hạ do tỉnh chi trả. 

Trong khi đó thì lãnh đạo huyện Phúc Thọ lại chủ trương cho Công ty Sharefarm về Ngọc Tảo thuê đất của dân để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, du lịch theo quy hoạch vùng, trong đó có chăn nuôi bò ứng dụng công nghệ cao.

Điều đáng nói là Công ty Sharefarm không có trong quy hoạch sử dụng đất của xã Ngọc Tảo. Dưới sự chỉ đạo của huyện, đảng ủy xã Ngọc Tảo đã có hẳn một nghị quyết cho phép Công ty Sharefarm được thuê đất tại xã. Ngày khai trương của Công ty Sharefarm được tổ chức rất hoành tráng, có Bí thư, Chủ tịch huyện và nhiều phòng ban về dự.

Tiếp theo, được huyện và xã “bật đèn xanh”, Công ty Sharefarm đã thuê đất  của hàng trăm hộ dân và 10.187 m2 đất công do UBND xã Ngọc Tảo quản lý, thời hạn thuê từ năm 2019 đến năm 2029. Các hợp đồng thuê đất đều được Chủ tịch UBND xã Ngọc Tảo ký tên đóng dấu xác nhận. Điều đáng lưu ý là những hợp đồng thuê đất đó được làm hết sức mập mờ, ví như ông Đỗ Văn Dụng ở Ngọc Tảo là chủ sử dụng 628 m2 tại xã Ngọc Tảo, cho Sharefarm thuê. Nhưng người đứng tên trong hợp đồng cho Sharefarm thuê đất lại là ông Trương Văn Tuế ở tận…xã Tam Thuấn.

Từ năm 2018 đến nay, tuy thuê được hàng chục ha đất ở Ngọc Tảo, lấy cả nhà chứa rác của dân để làm “văn phòng”, nhưng đất đã thuê hoàn toàn bỏ hoang, cỏ mọc lút đầu người. Nói là nuôi bò ứng dụng công nghệ cao nhưng tuyệt nhiên không thấy một con bò nào.

Thế rồi tháng 9/2020, Công ty Sharefarm bỗng dưng tuyên bố hủy hợp đồng, mời các hộ dân ra “thanh lý hợp đồng” mặc dù còn 9 năm nữa mới hết hạn. Và tuy trong hợp đồng đã ghi rất rõ rằng trường hợp một bên tự ý hủy hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. Nhưng Công ty Sharefarm chẳng bồi thường cho dân một đồng nào.

Việc này khiến cho người dân xã Ngọc Tảo rất bức xúc. Ông Đỗ Văn Vân, người cho Công ty Sharefarm thuê 1.249 m2 đất, nói bằng giọng đầy bức xúc: Chỉ riêng một thôn 5 của chúng tôi thôi, đã có 59 hộ dân cho Sharefarm thuê gần một trăm năm mươi ngàn mét vuông đất rồi. Nếu tính cả những thôn khác nữa, thì còn nhiều lắm. Bây giờ họ bỏ chạy, người dân bị thiệt hại rất nhiều vì không được bồi thường đã đành, mà đất đai đã bị hủy hoại, phải đầu tư rất nhiều tiền của, công sức để cải tạo thì mới canh tác như cũ được. Không những thế, các công trình thủy lợi đã bị phá hủy, biết lấy gì để tiêu nước, dẫn nước ?

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.