| Hotline: 0983.970.780

Úc khởi kiện Trung Quốc lên WTO vụ áp thuế rượu vang

Thứ Bảy 19/06/2021 , 09:10 (GMT+7)

Chính phủ Úc hôm nay đệ đơn khiếu nại chính thức lên Tổ chức Thương mại Thế giới về việc Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá đối với rượu vang của nước này.

Bắc Kinh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn đối với một loạt sản phẩm của Úc trong những tháng gần đây. Ảnh: AFP

Bắc Kinh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn đối với một loạt sản phẩm của Úc trong những tháng gần đây. Ảnh: AFP

Quyết định "bảo vệ các nhà sản xuất rượu vang Úc" là hành động độc lập của Australia phù hợp với điều lệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm phản đối mức thuế quan của Trung Quốc đối với các mặt hàng xuất khẩu của Úc.

“Tuy nhiên Canberra vẫn sẵn sàng để ngỏ cơ hội đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh để giải quyết vấn đề này”, đại diện chính phủ Úc cho biết trong một tuyên bố.

Theo giới quan sát, động thái mới nhất "phản áp thuế" của Úc trong chuỗi ngày căng thẳng leo thang kéo dài giữa Australia và đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia nam bán cầu. Nó diễn ra sau cảnh báo của Thủ tướng Scott Morrison rằng, chính phủ của ông sẽ đáp trả các quốc gia đang cố gắng sử dụng "cưỡng bức kinh tế" để chống lại họ.

Hành động này được đưa ra chỉ một tuần sau khi hội nghị thượng đỉnh của nhóm các nền kinh tế phát triển G7 lặp lại lời kêu gọi của Australia về lập trường cứng rắn hơn đối với các biện pháp thương mại của Trung Quốc cũng như thái độ quyết đoán hơn trên toàn cầu.

Bắc Kinh đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn đối với nhiều sản phẩm của Australia trong những tháng gần đây, bao gồm áp đặt thuế quan hoặc sử dụng các biện pháp gây rối trong một số lĩnh vực như nông nghiệp, khai khoáng, rượu và du lịch...

Người dân Úc cho rằng, các đòn trừng phạt nhắm vào hàng hóa xuất khẩu của Úc “vì đã chống lại Bắc Kinh nhằm gây ảnh hưởng ở Australia như từ chối đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực nhạy cảm và công khai kêu gọi điều tra nguồn gốc của đại dịch coronavirus”.

Tại hội nghị thượng đỉnh G7 kết thúc vào ngày 12/6 tại Anh, bằng việc công bố các kế hoạch do Mỹ đứng đầu nhằm chống lại "Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường" trị giá hàng nghìn tỷ USD của Trung Quốc, được cho là dấu ấn cho những nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng kinh tế trên toàn thế giới.

Cụ thể là nhóm các nhà lãnh đạo khối G7 đã cam kết hàng trăm tỷ USD đầu tư cơ sở hạ tầng cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trong dự án B3W (tạm dịch là "Gây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn").

B3W được xem là đối trọng nhằm mục đích cạnh tranh với các nỗ lực của Trung Quốc, vốn đã bị chỉ trích rộng rãi vì gây ra các khoản nợ không thể quản lý cho các nước nhỏ.

Thủ tướng Úc Scott Morrison đã tham dự hội nghị thượng đỉnh với tư cách là khách mời, tương tự như các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Nam Phi và Ấn Độ, và tuyên bố rõ rằng ông sẽ thúc đẩy các quốc gia khác cùng hành động chống lại “các chính sách thương mại hung hăng của Trung Quốc”.

 “Cách thiết thực nhất để giải quyết vấn đề cưỡng bức kinh tế chính là khôi phục hệ thống giải quyết tranh chấp ràng buộc của cơ quan thương mại toàn cầu”, ông Morrison nói trong một bài phát biểu trước hội nghị thượng đỉnh G7.

(AFP; BKP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.