Ứng dụng cơ giới hóa vào gieo sạ, bước tiến mới trong canh tác lúa

Trong sản xuất lúa, gieo sạ là một trong những khâu quan trọng, quyết định sự phát triển và năng suất của cây lúa. Đây cũng là khâu nặng nhọc, tốn nhiều công lao động

Xuân Hào  | 17:07 12/09/2022

Ứng dụng cơ giới hóa vào gieo sạ, bước tiến mới trong canh tác lúa

Tự động

Trong sản xuất lúa, gieo sạ là một trong những khâu quan trọng, quyết định sự phát triển và năng suất của cây lúa. Đây cũng là khâu nặng nhọc, tốn nhiều công lao động. Tại tỉnh Bạc Liêu, địa phương có diện tích canh tác lúa lên đến trên 98.000 ha, diện tích gieo trồng hàng năm cũng đạt gần 189.000 ha. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ giới hóa, đặc biệt trong khâu gieo sạ của tỉnh còn thấp.

Từ tồn tại đó, vừa qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp với Công ty TNHH TM-DV Sài Gòn Kim Hồng, triển khai dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng máy sạ theo khóm trong sản xuất lúa”. Điểm nổi bật của mô hình này là gì, bà con nông dân đánh giá ra sao? Mời quý vị cùng theo dõi ghi nhận sau.

MC 2:

Thưa quý vị, ruộng nhà ông Đặng Văn Triều, một nông dân ở ấp Bình Lễ, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu được Trung tâm khuyến nông tỉnh chọn là điểm, để thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng máy sạ theo khóm trong sản xuất lúa” hay còn gọi là sạ cụm. Phương pháp sạ này đã được gia đình ông Triều thực hiện qua 2 vụ lúa. Khi được hỏi về hiệu quả của mô hình, ông Triều cho rằng, so với phương pháp sạ lan truyền thống, máy sạ cụm mang nhiều ưu điểm nổi trội, khi giúp ruộng nhà ông giảm khoảng 60% lượng giống gieo sạ, tương đương khoảng 50kg/ha, lúa lại ít bị sâu bệnh, tiết kiệm chi phí sạ từ 45 – 50%. Ông Triều tính toán.

[Bang DANG VAN TRIEU]: “Tới thu hoạch sản lượng tương đương với sạ lan, an toàn, rủi ro về lúa sập, đổ ngã an toàn hơn khoảng 50%”.

Được biết, mô hình sạ cụm được được triển khai dự án tại 2 địa điểm là tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Hữu Phước ở xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long với quy mô 25 ha, có sự tham gia của 31 hộ và hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Giồng Bướm thuộc địa bàn xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi cũng với quy mô 25 ha, 13 hộ nông dân cùng tham gia dự án.

Có thể nói việc triển khai dự án ứng dụng máy sạ lúa theo khóm hay còn gọi là sạ cụm với chi phí dịch vụ phù hợp đã giải quyết cơ bản được những tồn tại hiện hữu trong sản xuất lúa tại tỉnh Bạc Liêu. Theo đánh giá của một số bà con nông dân nằm trong vùng dự án hỗ trợ, quá trình từ thời điểm gieo sạ đến ngày thu hoạch, máy sạ cụm giúp nông dân đạt 3 yếu tố chính cấu thành năng suất lúa là số bông trên mét vuông, số hạt chắc trên bông và trọng lượng hạt.

Theo sự hướng dẫn của Trung tâm khuyến nông tỉnh Bạc Liêu, chúng tôi ghé thăm tổ hợp tác Hữu Phước thuộc ấp Bĩnh Lễ, xã Vĩnh Phú Tây. Vụ mùa này tổ hợp tác cũng đang triển khai sạ cụm trên diện tích 25ha. Dẫn chúng tôi đi xem mô hình đang trình diễn gieo sạ bằng máy sạ cụm, ông Trần Văn Phước, Tổ trưởng tổ hợp tác phấn khởi thông tin, trước đây nông dân thành viên khá lo ngại khi thực hiện theo phương pháp sạ cụm này, nhưng sau nhiều mô hình thử nghiệm đã cho đánh giá khác.

[Bang TRAN VAN PHUOC]: “Cái bông nó dài hơn, to hơn, ít sâu bệnh hơn so với sạ lan. Đồng thời cây con cứng hơn, đòng to hơn. Vụ đông xuân sắp tới đây bà con cũng đăng ký 97 – 98% rồi đăng ký trước luôn là sẽ sạ”.

Tại HTX Vĩnh Tiến ở ấp Cây Giá, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, từ năm 2012, phương pháp sạ hàng là cách làm được đa số bà con xã viên lựa chọn. Tuy nhiên sau nhiều năm thực hiện, mô hình này dần trở nên “lạc hậu” so với các tiến bộ cơ giới hóa hiện nay.

Sau nhiều chuyến tham quan, tìm hiểu thực tế, ông Lâm Quốc Tuấn, Giám đốc HTX Vĩnh Tiến nhận thấy mô hình sạ cụm có nhiều ưu điểm hơn, từ đó mạnh dạn vận động bà con xã viên trong HTX ứng dụng mô hình sạ theo khóm trong vụ đông xuân 2022 – 2023. Ông Lâm Quốc Tuấn, bộc bạch.

[Bang LAM QUOC TUAN]: “Đối với sạ hàng tôi phải sử dụng lượng giống 8kg trên 1.300 mét vuông. Nhưng mà đối với sạ khóm thì tiết kiệm được thứ nhất lượng giống, thứ hai là về lực lượng nhân công. Tại vì máy chạy sẽ giảm nhân công kéo hàng, tốn chi phí cao hơn. Hiện nay lao động phục vụ cho nông nghiệp còn rất khó khăn nên ứng dụng máy sạ khóm có thể tốt hơn”.

Từ năm 2020 đến nay, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều cơ hội ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Riêng đối với dự án xây dựng mô hình ứng dụng máy sạ cụm trong sản xuất lúa giúp nông dân Bạc Liêu làm lúa “nhàn” hơn rất nhiều.

Hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh đang khuyến cáo bà con nông dân gieo sạ với mật độ từ 100 – 150kg/ha, nổi bật với máy sạ cụm, nông dân có thể giảm được lượng giống gieo sạ đáng kể, chỉ còn khoảng 50 – 100 kg/ha. Ông Lê Hữu Ân, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu chia sẻ.

[Bang LE HUU AN]: “Trong năm 2022 này nguồn kinh phí cây lúa nước của tỉnh Bạc Liêu đã tiếp tục hỗ trợ cho nông dân tỉnh Bạc Liêu 4 máy bay phun thuốc không người lái và 2 dàn máy sạ khóm. Đây là ứng dụng 4.0 trong sản xuất mà Bạc Liêu là một trong những tỉnh ở ĐBSCL đã và đang triển khai diện rộng cho bà con nông dân.”

Hiện nay, việc xây dựng mô hình cánh đồng lớn gắn với ứng dụng cơ giới hóa bằng máy sạ cụm đã tạo mối liên kết bền vững giữa bà con nông dân với doanh nghiệp. Bà Đào Thị Như Hè, Giám đốc Công ty TNHH TM - DV Sài Gòn Kim Hồng thông tin.

[Bang DAO THI NHU HE]: “Trong thời gian vừa qua Kim Hồng cũng đã kết hợp với Khuyến nông Quốc gia để triển khai mô hình sạ cụm nhiều tỉnh ĐBSCL trong đó Bạc Liêu là tỉnh cũng đã được hỗ trợ những gói nguồn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thì đang thực hiện tốt ở Bạc Liêu. Trong tương lai tới Sài Gòn Kim Hồng sẽ phát triển thêm nữa nhiều vùng đặc biệt là vùng lúa tôm ở Phước Long”.

Với mục tiêu, ứng dụng cơ giới hóa trong khâu gieo sạ, máy sạ cụm là giải pháp tăng 50% năng suất lao động, giảm tối thiểu 50% lượng hạt giống so với phương pháp sạ lan truyền thống. Đồng thời, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu mong muốn thông qua mô hình sạ cụm sẽ gia tăng 20% hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa cho bà con nông dân, góp phần đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa.

MC 1: Thưa quý vị, hiện nay việc ứng dụng CGH trong khâu gieo sạ tại vùng ĐBSCL được nhiều chuyên gia và ngành nông nghiệp các địa phương đánh giá là còn yếu và tỷ lệ ứng dụng còn thấp.

Nhìn về vài ba năm trước, khi ấy máy cấy được xem là cách làm rất tốt, nhưng khi triển khai thực tế cho thấy chi phí còn cao và khó ở khâu làm mạ, giá thể. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ, nhiều loại thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại hơn ra đời, giúp nông dân tiết giảm chi phí đầu vào. Và phương pháp sạ cụm bằng máy như đã đề cập trong ghi nhận vừa qua được đánh giá là khả thi và nếu bao phủ được trên đồng ruộng trong thời gian tới là bước phát triển rất lớn.

Kim Anh – Trọng Linh

Tự động

Ứng dụng cơ giới hóa vào gieo sạ, bước tiến mới trong canh tác lúa

Trong sản xuất lúa, gieo sạ là một trong những khâu quan trọng, quyết định sự phát triển và năng suất của cây lúa. Đây cũng là khâu nặng nhọc, tốn nhiều công lao động

Xuân Hào

Các chương trình

Khi bạn trẻ 'Rock' về hạt gạo
Thời sự

Việc kết hợp một thể loại nhạc rock với chất liệu truyền thống Việt Nam là hạt gạo, đã mở ra cho ta một nhận diện tươi trẻ về hình ảnh công dân toàn cầu.

Khi bạn trẻ 'Rock' về hạt gạo
Cần quy hoạch lại vùng nuôi cá nước lạnh
Thời sự

Cần quy hoạch lại vùng nuôi cá nước lạnh; Nhà báo cùng kiến tạo ngành nông nghiệp phát triển rực rỡ hơn; Không xuống giống vụ đông xuân muộn ở vùng bị xâm nhập mặn.

Cần quy hoạch lại vùng nuôi cá nước lạnh