| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất lúa

Thứ Ba 24/09/2019 , 13:32 (GMT+7)

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào quy trình Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) giúp nông dân quản lý tốt đồng ruộng, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Các nhà khoa học cùng lãnh đạo Cty CP phân bón Bình Điền thăm mô hình canh tác lúa thông minh tại huyện Hòn Đất.

Sáng 24/9, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang phối hợp với Cty CP Phân bón Bình Điền tổ chức tham quan đầu bờ và hội thảo mô hình canh tác lúa thông minh trên vùng đất phèn, mặn thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), vụ hè thu (HT) 2019, tại huyện Hòn Đất.

Mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất lúa, thích ứng với BĐKH trên cơ sở ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả lợi nhuận cho người sản xuất lúa góp phần thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang theo hướng giá trị tăng cao và bền vững. Cánh đồng chọn triển khai mô hình tại huyện Hòn Đất 102 ha và Gò Quao 132,7 ha, vụ HT thực hiện 47,7 ha, với 13 hộ nông dân tham gia.

Tại huyện Hòn Đất, mô hình thực hiện tại HTX Nông nghiệp Cây Trôm, xã Lình Huỳnh, sử dụng giống lúa OM 2517 và DS 1, mật độ gieo sạ 70kg/ha. Nông dân tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật, giúp nắm được quy trình “Canh tác lúa thông minh trên vùng đất phèn mặn”, như: kỹ thuật chủ yếu làm đất, quy trình bón phân Bình Điền, quản l‎ý nước, phòng trừ sâu bệnh... Đặc biệt là cách sử dụng ứng dụng theo dõi các chỉ tiêu độ mặn, nhiệt độ, pH, mức nước... trên điện thoại thông minh.

Canh tác lúa thông minh ứng phó với BĐKH có chi phí thấp hơn so với đối chứng khoảng 3 triệu đồng/ha.

Ông Phan Văn Tâm, Giám đốc Marketing Cty CP Phân bón Bình Điền cho biết, kinh phí thực hiện mô hình khoảng 1 tỷ đồng, lắp đặt 8 hệ thống trạm quan trắc môi trường nước tự động và các ống cảm biến ướt khô xen kẽ (AWD TUBE) trên đồng ruộng. Hệ thống ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, thiết bị internet của vạn vật (IoT) để quản lý và phân phối nước trong canh tác lúa tại mô hình.

Giải pháp kết hợp thông số quan trắc mực nước, ống cảm biến để kiểm soát tưới ướt khô xen kẽ (AWD TUBE) và trạm điều khiển bơm sẽ giúp người nông dân chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh có kết nối Internet sẽ điều khiển từ xa cho hệ thống trạm bơm cấp nước ngọt vào ruộng đúng lúc, đúng thời điểm và tự động hóa thông qua điện thoại thông minh. Ngoài ra, mô hình này cũng rất hữu ích trong việc quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

Trong suốt vụ sản xuất, cán bộ kỹ thuật phối hợp với Ban Giám đốc HTX thường xuyên kiểm tra, tư vấn cho nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật theo quy trình canh tác lúa “1 phải 6 giảm”, xử lý các tình huống dịch bệnh thực tế ngoài đồng ruộng. Kiểm tra, hướng dẫn nông dân ghi chép sổ nhật ký đồng ruộng, làm cơ sở cho việc tổng hợp số liệu đánh giá hiệu quả mô hình.

Nông dân sử dụng điện thoại thông minh để quan trắc, quản lý và phân phối nước trong canh tác lúa tại đồng ruộng.

Sử dụng cảm biến canh tác ướt khô xen kẽ (AWD TUBE) giúp giám sát mực nước trên bề mặt ruộng tự động nhằm tiết kiệm nước, nâng cao giá trị và hiệu quả lợi nhuận cho người sản xuất lúa góp phần thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giá trị tăng cao và bền vững của tỉnh.

Nói về hiệu quả kinh tế trong canh tác mô hình, PGS.TS Mai Thành Phụng, thành viên Hội đồng Khoa học Cty CP Phân bón Bình Điền nhấn mạnh, việc áp dụng quy trình canh tác lúa thông minh ứng phó với BĐKH có chi phí thấp hơn so với đối chứng khoảng 3 triệu đồng/ha, hạ giá thành (giảm được 666 đồng/1kg lúa), lợi nhuận thu về cao hơn so với đối chứng hơn 5,5 triệu đồng/ha.  

Đặc biệt mô hình này cần nhân rộng ở các địa bàn, nhất là những vùng canh tác khó khăn bị nhiễm phèn mặn. Hơn nữa thường xuyên khuyến cáo nông dân nên sạ thưa với lượng giống từ 80-120 kg/ha là tốt và sử dụng cảm biến canh tác ướt khô xen kẽ (AWD TUBE) giúp giám sát mực nước trên bề mặt ruộng tự động nhằm tiết; sử dụng thuốc BVTV đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng mà ngành nông nghiệp đã khuyến cáo.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm