| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng công nghệ sinh học nuôi gà đẻ trứng, lãi trên 700 triệu đồng/năm

Thứ Bảy 03/02/2018 , 07:14 (GMT+7)

Anh Cấn Văn Mai ở thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã thành công từ mô hình nuôi gà đẻ trứng trong nông hộ. Trong chuồng hiện có hơn 10.000 gà đẻ trứng liên tục 9 tháng/năm, anh thu được trên 2 triệu quả trứng/năm...

Mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng của hộ anh Cấn Văn Mai (Ảnh: Hương Mai/quocoai.hanoi.gov.vn)

Nhận thấy diện tích đất đai trong vùng còn nhiều, gia đình anh Mai đã mạnh dạn nhận thầu khoán diện tích trên 5.400m2 đất thuộc khu đồng trũng, cấy lúa bấp bênh, kém hiệu quả để xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp: đào ao thả cá, nuôi gà và trồng cây ăn quả.

Hiện gia đình anh Cấn Văn Mai đã đầu tư xây dựng 3 dãy chuồng khép kín trên diện tích 750m2 với số lượng hơn 30.000 con, giống gà siêu trứng. Trong đó 2 chuồng gà chuyên đẻ trứng, 1 chuồng gà bố mẹ và gà con. Trong chuồng hiện có hơn 10.000 gà đẻ trứng liên tục 9 tháng/năm, anh thu được trên 2 triệu quả trứng/năm, bán buôn với giá thị trường 1.500 – 2.000 đ/trứng; sau khi trừ các chi phí, anh thu về hơn 700 triệu đồng/năm. 

Để đàn gà đẻ phát triển tốt thì khâu chọn giống và phòng trị bệnh là vô cùng quan trọng. Do vậy trong quá trình nuôi, anh luôn chú ý lịch tiêm vắc-xin cho đàn gà đúng thời gian và thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống, phun thuốc khử trùng.

Anh Mai cho biết: "Gia đình tôi chăn nuôi gà theo mô hình vừa thương mại vừa khép kín. Nguồn thức ăn, nước uống cho gà phải sạch sẽ, không có nguồn bệnh và phải thay thường xuyên; gà đẻ phải được cho ăn theo đúng khẩu phần thì sẽ cho năng suất cao".

Mặc dù nuôi hơn 30.000 gà, nhưng khi bước vào trại không cảm nhận thấy mùi hôi của phân gà và chất thải khác. Đây là kết quả mà anh Mai đã ứng dụng công nghệ sinh học vào chăn nuôi, sử dụng các chế phẩm men vi sinh trộn vào thức ăn, nước uống cho gà và chất lót nền.

Anh Cấn Văn Mai (người ngồi ngoài cùng bên phải) trao đổi về kinh nghiệm chăn nuôi gà (Ảnh: Hương Mai/quocoai.hanoi.gov.vn)

Không chỉ chăn nuôi tại trang trại mà gia đình anh Mai còn đầu tư con giống, thu mua sản phẩm trứng cho các hộ trong và ngoài xã. Mô hình kinh tế trang trại của anh không chỉ tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động địa phương có thu nhập từ 3,5 - 5 triệu đồng/người/tháng mà còn giúp đỡ các hộ khác về vốn, con giống, kinh nghiệm chăn nuôi, mở rộng sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho họ.

Ông Hoàng Trần Tuyên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quốc Oai cho biết, mô hình nuôi gà đẻ trứng của anh Cấn Văn Mai đạt hiệu quả kinh tế cao tại địa phương. Đây cũng là mô hình mà Hội Nông dân xã Cấn Hữu đang khuyến khích hội viên nhân rộng trong thời gian tới.

Xem thêm
Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hỗ trợ vật tư cho vùng măng tây lớn nhất Ninh Thuận

NINH THUẬN 08 hộ dân thực hiện mô hình trồng thâm canh cây măng tây xanh theo hướng hữu cơ tại xã An Hải (huyện Ninh Phước) được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV...

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.