| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng công nghệ tiên tiến xử lý xoài xuất khẩu ở Đồng Tháp

Thứ Hai 24/09/2018 , 13:55 (GMT+7)

Đồng Tháp và Tiền Giang là hai tỉnh ở vùng ĐBSCL có sản phẩm chủ lực là xoài cát Hòa Lộc và xoài cát chu, nông dân đã được chuyển giao kỹ thuật trồng, xử lý ra hoa nghịch vụ...

14-28-36_nh_1
Sơ chế xoài đưa vào dây chuyền xử lý đóng gói xuất khẩu

Mới đây, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (SIAEP) tổ chức khởi động Dự án ACIAR “Cải thiện thu nhập của nông dân trong chuỗi giá trị xoài thông qua việc phát triển thị trường chiến lược ở Việt Nam”…

Ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Hiện toàn tỉnh có khoảng 9.300ha xoài, sản lượng hàng năm ước đạt 95.000 tấn. Xoài được chọn là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020”.

Trong thời gian qua tỉnh Đồng Tháp tiếp tục củng cố các HTX, tổ hợp tác nhằm đẩy mạnh liên kết chặt chẽ. Đồng Tháp đã thành lập được HTX xoài Mỹ Xương, HTX xoài Tân Thuận Tây và 34 tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ xoài.

Ông Nguyễn Văn Chì, Giám đốc HTX xoài Tân Thuận Tây (TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) phấn khởi: “Chúng tôi đang liên kết với Công ty TNHH Kim Nhung Đồng Tháp để cung ứng xoài theo hợp đồng và bước đầu bà con cũng được hưởng lợi từ phía dự án UNIDO tài trợ. Nhất là từ trước đến giờ chúng tôi mới được tận mắt chứng kiến dây chuyền sơ chế, đóng gói, bảo quản và vận chuyển xoài hiện đại như thế, sẽ giúp giảm tổn thất sau thu hoạch rất hiệu quả”.

14-28-36_nh_4_
Dây chuyền xử lý xoài tiên tiến vừa được UNIDO tài trợ trong dự án ACIAR tại Đồng Tháp

Bà Đinh Kim Nhung, Phó giám đốc Cty TNHH Kim Nhung Đồng Tháp hào hứng chia sẻ: “Cơ sở chúng tôi đã được dự án UNIDO hỗ trợ xây dựng kho lạnh bảo quản xoài, hệ thống thiết bị xử lý sau thu hoạch từ khâu loại mủ xoài đến rửa, xử lý nấm bệnh xoài bằng nước nóng, làm khô, nhà đóng gói và hệ thống buồng ủ chín…”. Theo bà Nhung, dây chuyền công nghệ này giúp trái xoài kéo dài được thời gian bảo quản từ 25 đến 30 ngày, đạt chất lượng xuất khẩu vào những thị trường khó tính. Chỉ sau hơn 3 tháng dự án chuyển giao công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công ty đã xuất khẩu được trên 100 tấn xoài các loại sang thị trường Nga và Trung Đông.

Phát biểu tại buỗi lễ khởi động, GS.Robin Roberts - Chủ nhiệm dự án ACIAR khẳng định: "Dự án sẽ tập trung hỗ trợ về kỹ thuật canh tác xoài, quy trình xử lý ra hoa, bảo quản và thị trường tiêu thụ; cải thiện, hỗ trợ vùng trồng xoài và hệ thống cung ứng, thúc đẩy phát triển khâu chế biến xoài”.

Theo GS.Robin Roberts, sẽ có 270 hộ nông dân của tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang được tham gia chương trình cải thiện thu nhập và sinh kế của các nông hộ nhỏ bằng cách tăng cường năng lực cạnh tranh cho chuỗi cung ứng xoài.

“Đồng Tháp và Tiền Giang là hai tỉnh ở vùng ĐBSCL có sản phẩm chủ lực là xoài cát Hòa Lộc và xoài cát chu, nông dân đã được chuyển giao kỹ thuật trồng, xử lý ra hoa nghịch vụ. Trong thời gian qua Viện NC Cây ăn quả Miền Nam tư vấn và triển khai nhiều mô hình theo tiêu chuẩn GAP giúp cho đầu ra sản phẩm trái cây ổn định.Thông qua dự án này, trái cây tươi của ta sẽ được xuất khẩu sang nhiều nước hơn như Úc, Newzeand, hay Mỹ, Nhật…”, TS Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng cho biết.

14-28-36_nh_7_
Các chuyên gia quốc tế của dự án ACIAR kiểm tra chất lượng xoài đóng gói tại Cty Kim Nhung Đồng Tháp

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.