| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng phần mềm VFSC truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm

Thứ Hai 22/07/2019 , 09:01 (GMT+7)

Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng phối hợp với Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng (Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam) vừa tổ chức hội nghị tập huấn về ứng dụng phần mềm công nghệ VFSC trong quá trình SXKD và truy xuất nguồn gốc chuỗi nông sản thực phẩm.

Các đại biểu được nghe khái quát về phần mềm VFSC; hướng dẫn sử dụng phần mềm VFSC; ứng dụng VFSC trong SX và truy xuất nguồn gốc thực phẩm Việt Nam…

Các đại biểu được hướng dẫn phần mềm truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm.

VFSC là một phần mềm mở, áp dụng công nghệ Bloock Chain để truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam theo nguyên tắc “từ trang trại đến bàn ăn” cho trang trại chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và cây cảnh.

VFSC xây dựng các tiêu chí đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên cơ sở các tiêu chuẩn VietGAP; AseanGAP; GlobalGAP; ASC.

Các trang trại khi tham gia VFSC sẽ được Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng chứng nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn VFSC theo phương thức chứng nhận điện tử, còn việc chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn VietGAP/AseanGAP/GlobalGAP/ASC phụ thuộc vào các tổ chức đánh giá là đối tác của VFSC.

Tham gia VFSC, các trang trại sẽ nhận được một số lợi ích chủ yếu như sau:

1. Từng bước giúp nông dân Việt Nam trở thành những người nông dân biết hoạch định công việc của mình;

2. Giúp người nông dân quản lý trang trại của mình một cách cụ thể để từ đó có cơ sở hạch toán chính xác hiệu quả công việc của mình;

3. Trợ giúp nông dân sử dụng vật tư phù hợp, đúng chất lượng;

4. Giúp nông dân biết được nhu cầu của thị trường để từ đó có kế hoạch sản xuất phù hợp, tránh tình trạng được mùa mất giá trong tương lai gần;

5. Giúp nông dân truyển tải thông tin đến người tiêu dùng biết được chất lượng sản phẩm của mình một cách chính xác, tin cậy và kịp thời;

6. Giúp nông dân áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, AseanGAP, GlobalGAP, ASC được thuận lợi, giảm thiểu tối đa việc ghi chép hồ sơ giấy;

7. Giúp nông dân có đủ thông tin chính xác, tin cậy để cung cấp cho đối tác, bạn hàng về chất lượng sản phẩm của mình. Dữ liệu mà VFSC thu thập được là cơ sở truy xuất điện tử nguồn gốc sản phẩm hàng hóa của mỗi trang trại;

8. Nông dân có thể được hưởng một số ưu đãi từ các đối tác (cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan khuyến nông, tổ chức đánh giá sự phù hợp…) của VFSC thông qua các thỏa thuận cam kết giữa các đối tác với VFSC;

9. Giúp người tiêu dùng có thể biết được chính xác nguồn gốc, chất lượng sản phẩm nông sản, thực phẩm mà mình đã trả tiền;

10. Giúp cơ quan khuyến nông dễ dàng tiếp cận theo dõi và giúp đỡ các trang trại về kỹ thuật, quản lý sâu bệnh, dịch bệnh một cách nhanh chóng, kịp thời.

(Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng)

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Cục Thú y ban hành hướng dẫn phòng, chống bệnh cúm gia cầm

Cục Thú y khuyến cáo, khi phát hiện gia cầm chết hàng loạt không được giấu dịch, cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y.

Siết quản lý sâu đầu đen hại dừa

UBND tỉnh Bến Tre vừa có công văn yêu cầu các ngành, địa phương tăng cường các biện pháp quản lý sâu đầu đen hại dừa trước dấu hiệu gia tăng.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất