| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng quản lý rừng

Chủ Nhật 18/10/2015 , 19:36 (GMT+7)

Sau hơn 2 năm triển khai giai đoạn 2 Dự án “Phát triển hệ thống thông tin quản lý ngành Lâm nghiệp tại VN” đã cơ bản hoàn thành, bắt đầu triển khai 2 ứng dụng là: Hệ thống “Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng” và “Báo cáo nhanh kiểm lâm”.

Được biết giai đoạn 2 Dự án “Phát triển hệ thống thông tin quản lý ngành Lâm nghiệp tại VN” (Dự án Formis II), kinh phí hơn 10,1 triệu Euro, do Chính phủ Việt Nam và Phần Lan tài trợ, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT thực hiện.

Ngày 16/10 vừa qua, tại trụ sở Kiểm lâm vùng III (Bình Dương), Tổng cục Lâm nghiệp đã tổ chức buổi Hội thảo “Triển khai ứng dụng theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp” với sự tham dự của ban cố vấn dự án (Phần Lan), Kiểm lâm vùng III, vùng IV và đại diện Sở NN-PTNT, Chi cục Kiểm Lâm 13 tỉnh phía Nam.

Trình bày về ứng dụng “Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng”, bà Raisa Sell, cố vấn hệ thống thông tin dự án Formis cho biết, đây là hệ thống theo dõi dựa trên công nghệ GIS mã nguồn mở hiện đại.

Các ứng dụng được xây dựng và phát triển trên nền QGIS. Hệ thống sẽ theo dõi, cập nhật những thông tin mới nhất và được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu tài nguyên quốc gia về mọi diễn biến của rừng như: Các hoạt động liên quan đến rừng, rủi ro, thay đổi quyền sở hữu… thông qua các báo cáo nhanh của kiểm lâm.

Hệ thống sẽ giúp Tổng cục Lâm nghiệp quản lý và khai thác dữ liệu tài nguyên rừng, giám sát hiệu quả mọi diễn biến về rừng trên phạm vi cả nước.

Theo bà Raisa Sell, hệ thống “Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng” gồm 3 ứng dụng nhỏ là: Ứng dụng Desktop để nhập, chỉnh sửa dữ liệu, lập báo cáo; Ứng dụng web để tìm kiếm và xem dữ liệu; Và ứng dụng thứ 3 là Cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng trung tâm, để lưu dữ liệu rừng. Dữ liệu trung tâm này sẽ được đồng bộ hóa với dữ liệu cơ sở.

Để dữ liệu về rừng được cập nhật, cần có một ứng dụng khác hoạt động song song là “Hệ thống báo cáo nhanh kiểm lâm”.

Theo đó, hệ thống này sẽ giúp cán bộ kiểm lâm từ trung ương đến xã theo dõi, nắm rõ các chỉ số như cháy rừng, sâu bệnh, diễn biến tài nguyên rừng, thay đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp, các vụ vi phạm lâm luật… để làm cơ sở lập báo cáo tháng, năm và hỗ trợ hiệu đính, chỉnh sửa dữ liệu chính xác, đồng nhất.

Hệ thống “Báo cáo nhanh kiểm lâm” cũng gồm 3 ứng dụng nhỏ là desktop, web và Cơ sở dữ liệu trung tâm.

Theo trình bày của bà Raisa Sell, đối tượng sử dụng các ứng dụng theo dõi diễn biến rừng rất rộng, từ Trung ương đến xã, các chủ rừng.

Người sử dụng có thể tìm kiếm những lô kiểm kê dựa trên thông tin hành chính, chủ rừng và đặc điểm rừng, xem, tra cứu, hiệu đính, phê duyệt, quản trị hệ thống đến quản trị thông tin.

Tuy nhiên, mỗi cấp sử dụng chỉ có thể truy cập và sử dụng một số cơ sở dữ liệu nhất định trên hệ thống, tùy theo vai trò và quyền mà đối tượng sử dụng được cấp.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Bình Minh, Chánh Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết từ năm 2002 đến nay, nhà nước đã đầu tư một khoản kinh phí không nhỏ cho việc kiểm kê tài nguyên rừng.

Có 40 tỉnh trong cả nước thực hiện. Đến nay, 15 tỉnh đã hoàn tất việc kiểm kê này và được dự án Formis tích hợp kết quả lên hệ thống quản lý dữ liệu thông tin trung tâm. Còn 25 tỉnh vẫn đang tập trung làm, hy vọng dến cuối năm 2015 sẽ hoàn thành.

Nhưng, vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý, theo dõi và nắm rõ mọi diễn biến của rừng mà nhà nước không phải tốn một khoản kinh phí lớn nữa để tổng kiểm tra lại?

Và dự án Formis chính là một giải pháp, giúp chúng ta quản lý, theo dõi chính xác mọi biến động của rừng bằng công nghệ số. Đến nay, dự án đã xây dựng xong 2 ứng dụng như đã nói ở trên.

"Để triển khai và sử dụng hiệu quả 2 ứng dụng này, từ nay đến tháng 2/2016, chúng tôi sẽ tổ chức khoảng hơn 20 lớp tập huấn, đào tạo, hội thảo tại 17 tỉnh, thành. Trong đó có 2 buổi kiểm tra kết quả”, theo ông Minh.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất