| Hotline: 0983.970.780

Urea tiết kiệm đạm thế hệ mới

Thứ Hai 29/12/2014 , 10:26 (GMT+7)

Phân bón ĐẠM 30N+ được bọc bởi lớp màng Meliacins là hoạt chất có hiệu lực cực mạnh trong thành phần dịch chiết xuất từ cây neem.

Theo các nguồn tin, nhu cầu phân bón hóa học cho SX nông nghiệp ở nước ta năm 2014 cần gần 11 triệu tấn.

Trong đó, phân urea 2,2 triệu tấn, phân SA 900 ngàn tấn, kali 960 ngàn tấn, DAP 900 ngàn tấn, NPK 4 triệu tấn và phân lân 1,8 triệu tấn. Ngoài ra, còn có nhu cầu khoảng 400 - 500 ngàn tấn phân bón vi sinh và phân bón lá các loại.

09-12-42_dm-30-n

Phân bón không những có vai trò quan trọng đối với hoạt động trồng trọt mà còn có vai trò đặc biệt đối với chuỗi giá trị SX thực phẩm của toàn ngành nông nghiệp.

Theo các nhà khoa học, trong số các yếu tố đóng góp vào tăng năng suất cây trồng thì phân bón có đóng góp cao nhất (lên đến 40%).

Tuy nhiên, theo nhận định chung của nhiều chuyên gia nông nghiệp đến từ Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) và các nhà nông học trong nước thì hiệu suất sử dụng phân bón hóa học của cây trồng là rất thấp, chừng 40-50% đạm, 20-30% lân và 40-50% kali (Roland J. Buresh, 2004).

Có nhiều nguyên nhân làm cho hiệu suất sử dụng phân bón của cây trồng kém như: Do phân tan nhanh đã trực di sâu vào lòng đất hoặc bốc hơi vào không khí và còn do có sự góp mặt của nhiều nhóm vi sinh vật định cư trong đất tham gia phân hủy và cạnh tranh sử dụng các chất dinh dưỡng của cây trồng, đặc biệt là các nhóm vi khuẩn tham gia quá trình Amon hóa và Nitrat hóa.

Khi bón các loại phân đạm như urea [CO(NH2)2], đạm hai lá (NH4NO3), SA [(NH4)2SO4]… vào đất, dưới tác dụng của độ ẩm, men urease, ánh sáng và nhiệt độ sẽ diễn ra các quá trình phân giải và làm thất thoát các chất dinh dưỡng như sau:

Men urease

CO(NH2)2    +  2H2O   (NH4)2CO3

(NH4)2CO3 +  2H2O 2 NH4+ + HCO3-  +  OH-

NH4NO3 +  H2O NH4+ +  OH- + H+ + NO3- 

(NH4)2SO4 +  2H2O 2 NH4+ + 2 OH- + 2H+ + SO42-  

Quá trình amon hóa: Trong môi trường đất có nước, NH3 sẽ được chuyển hóa thành NH4+ theo phản ứng: NH3 + H2O ( NH4+ + OH- (1).

Quá trình nitrate hóa: Diễn ra qua 2 giai đoạn. Trước tiên, NH4+(amon) được chuyển hóa thành NO2- (nitrite) bởi vi khuẩn Nitrosomonas; sau đó, vi khuẩn Nitrobacter sử dụng men nitrite oxidase để chuyển hóa NO2- (nitrite) thành NO3- (nitrate).

+ Giai đoạn nitrit hóa: Chuyển hóa NH4+ thành NO2- (nitrite), bởi nhóm vi khuẩn nitrite hóa như: Nitrosococcuseanus, Nitrosococcus; Nitrosomonas sp và Nitrosopira sp; Nitrosocystis, Nitrosolobus,…: NH4+ + 1,5 O2 ( NO2- + 2H+ H2O (2).

+ Giai đoạn nitrat hóa: Sau quá trình nitrite hóa, và trong môi trường đất có nước với đầy đủ oxy thì các vi khuẩn thuộc nhóm nitrate hóa như: Nitrobacter vinogradskii, Nitrobacter agilis, Nitrospina gracili, Nitrococcus mobilis… chính là nhóm vi khuẩn hóa vô cơ tự dưỡng sẽ thực hiện chuyển hoá NO2- (nitrite) thành NO3- (nitrate): NO2 + 0,5 O2 ( NO3- (3).

Ngoài tính năng ưu việt nâng cao hiệu suất sử dụng, sản phẩm còn có khả năng hỗ trợ bảo vệ vùng rễ của cây trồng nhờ cơ chế xua đuổi tuyến trùng, các loài động vật không xương sống, côn trùng và nấm bệnh trong đất gây hại cho cây trồng. Hiện nay, bà con nông dân tại khu vực miền Tây, miền Đông và Tây Nguyên đã và đang sử dụng phổ biến sản phẩm ĐẠM 30N+ do tính năng vượt trội nói trên.

Vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter là vi khuẩn mẫn cảm với ánh sáng và phát triển mạnh trong môi trường pH từ 7,3 - 7,5 (đối với Nitrobacter) hoặc 7,8 - 8,0 (đối với Nitrosomonas). Nitrosomonas sống ở những nơi giàu NH3 và các muối vô cơ. Còn Nitrobacter không có khả năng di động và không thể sống trong môi trường khô.

Theo các nhà khoa học, để tăng hiệu suất sử dụng phân bón nói chung và phân urea nói riêng, có các nhóm giải pháp chính như: i) Nhóm giải pháp vật lý: SX ra các sản phẩm phân bón có kích thước hạt hoặc viên lớn với các kết cấu nén chặt, nhằm làm cho quá trình phóng thích dinh dưỡng chậm hơn; ii) Nhóm giải pháp hóa học: Dùng các chất phụ gia hoặc các hoạt chất ngăn trở quá trình phóng thích dinh dưỡng khi bón phân vào đất bằng cách bọc các hạt phân bằng một lớp polymer hoặc lưu huỳnh... iii) Nhóm giải pháp sinh học: Sử dụng các hoạt chất sinh học để ngăn chặn sự tham gia các quá trình amon hóa hoặc Nitrat hóa của các vi sinh vật định cư sẵn trong đất.

Gần đây, các nhà khoa học Ấn Độ đã tìm ra giải pháp mới nhằm ngăn chặn hữu hiệu các nhóm vi sinh vật cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng, mà đặc biệt là các nhóm vi khuẩn phân giải đạm (amon hóa, Nitrat hóa) bằng cách sử dụng các hoạt chất sinh học được chiết xuất từ cây neem (Azadirachta indica A. Juss).

Sản phẩm neem bọc urea (Neem coated urea) với hàm lượng 3,5 đến 5ppm hoạt chất chiết xuất và tinh chế từ thành phần của cây neem đã chứng tỏ khả năng vượt trội của mình. Bằng phương pháp này, tỉ lệ sản phẩm phân bón neem bọc urea tại Ấn Độ đã liên tục gia tăng và thay thế dần phân bón urea thông thường.

Cty Cổ phần Phân bón Việt Mỹ - Nhà máy quốc tế Hoa Kỳ Vina nhận thức được tầm quan trọng của sức mạnh công nghệ và trách nhiệm đối với người nông dân, nên đã tranh thủ tiếp cận sự tư vấn của các chuyên gia trong và ngoài nước, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật và SX thành công sản phẩm phân bón ĐẠM 30N+ được bọc bởi lớp màng Meliacins là hoạt chất có hiệu lực cực mạnh trong thành phần dịch chiết xuất từ cây neem.

Đây là sản phẩm phân bón thế hệ mới của Cty Việt Mỹ giúp người nông dân tiết kiệm chi phí sử dụng phân bón, nhờ làm giảm đáng kể sự thất thoát phân bón trong quá trình sử dụng và tăng năng thêm suất từ 6 - 11% tùy theo mùa vụ và đối tượng cây trồng.

Xem thêm
Bổ sung 1 cặp hươu sao lên đảo Bạch Long Vỹ

HẢI PHÒNG Hơn 10 ngày sau khi phát hiện cá thể hươu sao trên đảo, huyện Bạch Long Vỹ được bổ sung thêm 1 cặp hươu khác, có cả đực và cái để phát triển đàn.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.