| Hotline: 0983.970.780

Vã mồ hôi đi tân trang xe những ngày giáp Tết

Chủ Nhật 22/01/2012 , 08:55 (GMT+7)

Đợi mãi Hà Nội mới có vài ngày nắng. Người ta đổ xô nhau đi tắm rửa, trang điểm cho chiếc xe yêu quý, nhất là khi năm mới đã cận kề.

Đợi mãi Hà Nội mới có một ngày nắng ráo. Người ta đổ xô nhau đi tắm rửa, trang điểm cho chiếc xe yêu quý, nhất là khi năm mới đã cận kề. Dịch vụ tân trang xe máy, xe hơi bắt đầu bước vào những ngày sôi động nhất năm.

Qua mấy ngày mưa phùn, chiếc xe máy của anh Hòa, nhân viên một cơ quan trên phố Trần Hưng Đạo hệt như con trâu đầm. Cả chiếc xe, chỉ chừa mỗi chỗ người ngồi, phần còn lại phủ kín một lớp bụi màu cháo đùng đục. “Con trâu đầm” của Hòa, nhìn mãi cũng chẳng đoán ra là loại xe gì.

Cậy cơ quan ngay gần hàng rửa xe đầu phố Liên Trì, nghỉ trưa được một lúc, Hòa mới đủng đỉnh mang xe đi rửa. Ai ngờ, đến nơi, 4, 5 cửa hàng trên phố đã lắc đầu quầy quậy vì chẳng còn chỗ cho xe máy những ngày này.

Ngó khắp đoạn đường nhỏ, Hòa mới phát hoảng vì hóa ra, đoàn ôtô dài dằng dặc nối đuôi nhau đã chật kín khu vực này từ bao giờ. Ôtô xếp kin kín vào nhau, chỗ đầu ngõ, không gian dễ thở hơn một chút cũng lập tức bị mấy chiếc lao tới giành phần trước sau.

Còn nhớ khoảng 26, 27 Tết năm ngoái, hầu hết các hàng rửa xe ở khu vực này đã hét giá từ 70.000 đồng đến 100.0000 đồng cho một lần rửa xe thông thường. Oái oăm là, những khách đến đây, chẳng phải ôtô loại “thường thường” hơn tỷ đồng thì cũng gấp vài lần như thế. Thế nên, những loại “chiếu dưới” như xe máy hầu như chẳng có chỗ ghé chân.

Những ngày cuối năm nay, mức giá cho mỗi lần rửa xe ở khu vực “VIP” này đã cập kề ở mức 80.000 đồng. Tuy nhiên, theo nhiều nhân viên ở đây, mức giá này mới chỉ là… tạm thời. Càng về những ngày áp Tết, khi khách ùn ùn kéo tới, giá vọt lên mức 200.000 đồng cho mỗi lần rửa xe chẳng có gì là lạ.

Trên một loạt những tuyến phố khác như Trần Thái Tông, Nguyễn Trãi, Trần Duy Hưng, Nguyễn Khánh Toàn… tình hình cũng “nóng” chẳng kém.

Chôn chân tới nửa tiếng trên phố Trần Duy Hưng, chị Nguyễn Thu Trang (Trung Hòa, Nhân Chính) đành lắc đầu tìm hàng rửa xe trong ngõ nhỏ cho an toàn. Bởi lúc chị đến, rõ ràng vẫn đang giờ làm việc mà chẳng hiểu sao, đã có tới gần hai chục chiếc xe khác đang đợi tới lượt làm đẹp.

Tính toán như thế, chị Trang dắt xe vào con ngõ gần đó. Tình hình may mắn có khá hơn bởi không gian chật hẹp khiến chủ cửa hàng không dám nhận quá nhiều xe một lúc. Thế nhưng, Trang vẫn phải ngồi đợi 4, 5 khách hàng trước mình.

Theo anh Thái, một chủ cửa hàng tại khu vực Nguyễn Khánh Toàn, giá rửa xe cách đây một tháng vẫn yên bình ở mức khoảng 15.000 đồng/lượt. Tuy nhiên, những ngày vào mùa này, phí nhân công phải đội lên mới mong giữ chân được nhân viên. Chỉ vào 2,3 chiếc xe máy mới vào, anh Thái bảo, đám thợ nhà anh đã rửa xe đến đỏ cả tay nhưng vẫn không hết việc.

“Cả năm mới có một dịp. Mức giá vì thế cũng tăng lên một chút. Bây giờ phí rửa xe cũng khoảng 25.000-30.000 đồng/lượt. Thế mới bõ công làm,” chủ cửa hàng rửa xe này nói.

Không chỉ rửa xe, dịch vụ bảo dưỡng, tân trang xe máy cũng đang hút khách trong thời gian này.

Dắt xe vào cửa hàng Honda trên phố Cầu Giấy (Cầu Giấy), anh Đinh Nhất Duy (Chùa Láng, Hà Nội) kể, mấy hôm vừa rồi, xe nhà chị cứ tậm tịt. Nhiều lúc đề, đạp cả dăm chục phút mới chịu ọ ẹ lên tiếng. Ngày cuối năm bận bịu, anh cũng chẳng buồn đi sửa. Thế nhưng, năm mới đến nơi, nhỡ may cả nhà đang vi vu đi thăm nội ngoại thì chiếc xe dở chứng… chết thật. Lúc ấy, có mếu sợ cũng chẳng có người cứu.

Vậy nên, nhân ngày không phải trực, anh vội mang ra tiệm cho thợ “khám,” chỗ nào hỏng hóc là thay ngay cho khỏi xui đầu năm.

Một thợ sửa xe tên Thắng tại số 124 Cầu Giấy tiết lộ, lượng người đến bảo dưỡng xe như anh Duy đang tăng lên từng ngày.

“Nhiều người thường có thói quen bảo dưỡng xe cuối năm, vừa an toàn lại vừa bóng bẩy chơi Tết. Thế nên, đây là lúc bận nhất của cánh thợ,” anh Thắng cười nói.

Tuy nhiên, theo anh Thắng, không những bảo dưỡng xe, nhiều khách đến cửa hàng còn để chăm chút, làm đẹp cho chiếc xe của mình. Dịch vụ phổ biến nhất thời gian này là sơn bóng, đánh mờ vết xước hay thay giấy dán thân xe.

“Những dịch vụ này cũng phải dao động từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng/lượt. Đắt hơn ngày thường một chút nhưng vì làm đẹp, cũng chẳng thấy ai phàn nàn gì,” anh thợ xe cười dí dỏm.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm