Vải Lục Ngạn vươn xa nhờ phương pháp hữu cơ

Nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch ngày càng cao của thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân, các doanh nghiệp, hợp tác xã... tại nhiều địa phương đang phát triển những mô hình nông nghiệp xanh theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Nông nghiệp Radio  | 

Vải Lục Ngạn vươn xa nhờ phương pháp hữu cơ

Tự động

Vải Lục Ngạn vươn xa nhờ sản xuất mô hình nông nghiệp hữu cơ

Những cơ hội và thách thức của vải Lục Ngạn

Hiệu quả kinh tế mang lại rất lớn, nhưng mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, an toàn vẫn còn nhiều khó khăn. Liên quan tới vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ NN-PTNT đang xây dựng chính sách quản lý, sử dụng tài nguyên theo hướng thân thiện với môi trường, trong đó tập trung vào chăn nuôi và trồng lúa; phối hợp với các địa phương hình thành vùng sản xuất tập trung, an toàn, quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp sạch trong nước và xuất khẩu.

Trước những yêu cầu của thị trường về một nền nông nghiệp tiết kiệm, an toàn, thân thiện môi trường, tăng cường sản xuất theo hướng hữu cơ được xem là giải pháp hữu hiệu nhất.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ sẽ tạo ra sản phẩm nông sản an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Theo Cục BVTV, hiện nay nhiều nguồn phụ phẩm rất lớn trong nông nghiệp có thể dùng để làm phân bón hữu cơ với chi phí khá thấp. Làm nông nghiệp hữu cơ có thể khiến năng suất cây trồng giảm trong 1 - 2 năm đầu tiên, nhưng về lâu dài, sẽ mang lại vô vàn lợi ích.

Trước thực trạng giá vật tư nông nghiệp, đặc biệt là giá phân bón tăng cao, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, an toàn, tiết kiệm chi phí ngày càng được người dân tại Cần Thơ và các tỉnh vùng ĐBSCL ưa chuộng. Theo ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, hiện nay nông sản an toàn theo hướng hữu cơ đang dần chiếm lĩnh lòng tin của người tiêu dùng và cũng dần khẳng định vị thế của ngành nông nghiệp nước ta trong khu vực và trên thế giới. Dù hiện nay còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng đây là hướng đi tất yếu cho ngành nông nghiệp toàn vùng ĐBSCL.

Lục Ngạn, Khánh Hòa có tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nằm ở khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, tỉnh Khánh Hòa có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ và phát triển cây trồng đặc hữu, đặc trưng. Theo ông Trần Thiện Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BVTV tỉnh, Khánh Hòa sẽ tận dụng tiềm năng, lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm phục vụ sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Theo đó, tỉnh Khánh Hòa sẽ ưu tiên các vùng có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi để sản xuất hữu cơ. Đồng thời, lựa chọn loại cây trồng, vật nuôi thích ứng tốt với điều kiện tự nhiên và có thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ. Từ đó, hình thành vùng sản xuất các sản phẩm bản địa, đặc trưng, có tiềm năng để xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.

Vụ xuân năm 2022, Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh kết hợp với HTX Dịch vụ nông nghiệp thôn Lạc Trung, xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong đã xây dựng mô hình hình ứng dụng phân bón hữu cơ nano trong sản xuất lúa. Mô hình này sử dụng phân bón hữu cơ sinh học kết hợp với phân hữu cơ nano, mặc dù đầu vụ sản xuất gặp rất nhiều khó khăn nhưng đã bước đầu đạt được kết quả rất khả quan.

Diện tích lúa sử dụng phân bón hữu cơ nano cây cứng hơn, lá dày hơn, sâu bệnh ít hơn, chi phí phân bón thấp hơn, đặc biệt năng suất cuối vụ cao hơn 10 kg/sào so với diện tích không sử dụng phân nano, giúp bà con nông dân thu được nhiều lãi hơn.

Thưa quý vị và bà con, đầu tháng 6, những đồi vải chính vụ của HTX Nông nghiệp Thanh Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã bắt đầu chuyển sang sắc đỏ. Bén rễ ở vùng đất này 30 năm có lẻ, cây vải ở đây hầu như năm nào cũng được mùa, quả sáng mã, chín muộn và bán giá cao hơn đầu vụ.

Đổi mới và phát triển các sản phẩm sạch, an toàn

Dù có nhiều ưu thế về điều kiện tự nhiên và có những sản phẩm vải chất lượng, nổi tiếng nhưng đứng trước yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường về các sản phẩm sạch, an toàn, HTX Nông nghiệp Thanh Hải vẫn luôn nghiên cứu, thực hiện đổi mới, áp dụng nhiều kỹ thuật chăm sóc hiện đại, sản xuất vải theo hướng hữu cơ và đã được cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản.

Ông Vương Văn Lợi, Phó Giám đốc HTX phấn khởi cho biết, trồng vải hướng hữu cơ “khỏe hơn” cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Người dân không còn bị ám ảnh bởi thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, đồng thời được cam kết bao tiêu đầu ra.

Nhận thấy những lợi ích mà phương pháp trồng vải hữu cơ mang lại, Ông Vương Văn Lợi mong muốn được tạo điều kiện hơn nữa để phát triển diện tích canh tác vải thiều theo hướng này, nhân rộng ra các thôn, xóm khác cũng như sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước về các yếu tố bao bì, tem mác để sản phẩm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Ngoài sự linh động của các HTX và bà con nông dân trong việc ứng dụng phương pháp trồng vải hữu cơ cho ra những sản phẩm sạch, an toàn, năng suất và chất lượng cao, sự quan tâm từ phía nhà nước và chính quyền địa phương cũng giúp vải thiều Lục Ngạn phát huy được mọi giá trị và ngày càng vươn xa ra thị trường quốc tế.

Ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, trước những yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng, muốn đem sản phẩm nông sản nói chung và vải thiều Lục Ngạn nói riêng xuất khẩu ra các thị trường khó tính thì sản xuất theo phương pháp hữu cơ là lựa chọn tốt nhất. Phương pháp sản xuất này vừa giúp bà con tiết kiệm chi phí lại đáp ứng được các yêu cầu chung về sản phẩm sạch, an toàn, ít ảnh hưởng đến môi trường. Trong thời gian tới, UBND huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động và hướng dẫn bà con các kỹ thuật trồng vải theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Thưa quý vị và bà con, giá bán cao, được thị trường ưa chuộng, cho sản phẩm an toàn, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng là những ưu điểm nổi trội của phương pháp sản xuất hữu cơ - xu hướng canh tác tất yếu nhằm đáp ứng đòi hỏi thực tiễn và phát triển nông nghiệp bền vững. Và những vụ vải sản xuất theo hướng hữu cơ của người dân huyện Lục Ngạn sẽ cho năng suất, chất lượng ngày càng cao, môi trường ngày càng được đảm bảo xanh và sạch, đời sống của bà con nơi đây sẽ tiếp tục ấm no, phát triển.

Tự động

Vải Lục Ngạn vươn xa nhờ phương pháp hữu cơ

Nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch ngày càng cao của thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân, các doanh nghiệp, hợp tác xã... tại nhiều địa phương đang phát triển những mô hình nông nghiệp xanh theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Nông nghiệp Radio

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 23/4/2024: Ngăn chặn khai thác ươi trái phép trong rừng
Thời sự

Ngăn chặn tình trạng khai thác ươi trái phép trong rừng; Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn; Bà Rịa - Vũng Tàu: Nguy cơ cháy rừng đang ở cấp cao nhất.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 23/4/2024: Ngăn chặn khai thác ươi trái phép trong rừng
Bản tin Thủy sản ngày 23/4/2024: Năm đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Thời sự

Năm đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Kiên Giang cắt giảm hơn 700 tàu làm nghề khai thác ảnh hưởng đến nguồn lợi; Bạc Liêu thả 4,7 triệu con tôm giống.

Bản tin Thủy sản ngày 23/4/2024: Năm đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản