Thứ sáu, 19/04/2024 | 08:38 GMT +7

  • Click để copy
Chủ nhật- 19:08, 31/05/2020

Vải thiều đi Nhật: Kiến nghị cơ chế đặc biệt với chuyên gia giám sát

Để đảm bảo thời vụ, thời gian, khối lượng xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản, Bộ NN-PTNT kiến nghị không áp dụng quy định cách ly tối thiểu 14 ngày với chuyên gia Nhật.
Chuyên gia Nhật Bản (đeo kính bên phải) kiểm tra mô hình thí nghiệm xông khử trùng vải xuất khẩu tại Cục Bảo vệ thực vật ngày 28/5/2019. Ảnh: Nguyên Huân.

Chuyên gia Nhật Bản (đeo kính bên phải) kiểm tra mô hình thí nghiệm xông khử trùng vải xuất khẩu tại Cục Bảo vệ thực vật ngày 28/5/2019. Ảnh: Nguyên Huân.

Ngày 28/5, Bộ NN-PTNT đã có văn bản số 3562/BNN-BVTV gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 về việc xem xét và cho phép chuyên gia kiểm dịch thực vật của Nhật Bản được áp dụng cơ chế đặc biệt, không phải áp dụng thời gian cách ly bắt buộc 14 ngày tại khách sạn để trái vải của Việt Nam được phép xuất khẩu như yêu cầu của phía Nhật Bản.

Bộ NN-PTNT cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh Hải Dương cùng Sở Y tế và Sở NN-PTNT của hai tỉnh để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng chống dịch trong thời gian chuyên gia Kiểm dịch thực vật Nhật Bản làm việc tại hai tỉnh này theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo.

Theo quy định của Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF), chuyên gia về kiểm dịch thực vật Nhật Bản phải trực tiếp sang Việt Nam để kiểm tra, giám sát công tác kiểm dịch và xử lý từng lô vải xuất khẩu và chỉ những lô vải được chuyên gia kết luận đã xử lý thành công mới được phép đưa đi xuất khẩu.

Bộ NN-PTNT hiện đang là cơ quan giải quyết hàng rào kỹ thuật để mở cửa cho trái vải thiều tươi của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản. Trong suốt 4 năm qua, Bộ NN-PTNT đã phối hợp với Bộ Nông – Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã làm thí nghiệm, thảo luận kỹ thuật và đàm phán điều kiện nhập khẩu về kiểm dịch thực vật.

Hiện mọi quy trình, điều kiện, thủ tục xuất khẩu quả vải tươi Việt Nam sang Nhật Bản đã sẵn sàng, chỉ đợi chuyên gia Nhật sang kiểm tra, giám sát. Ảnh: Ppd.

Hiện mọi quy trình, điều kiện, thủ tục xuất khẩu quả vải tươi Việt Nam sang Nhật Bản đã sẵn sàng, chỉ đợi chuyên gia Nhật sang kiểm tra, giám sát. Ảnh: Ppd.

Đến ngày 15/12/2019, MAFF đã đồng ý với Bộ NN-PTNT điều kiện nhập khẩu vải thiều tươi từ Việt Nam sang Nhật Bản. Theo quy định, trước khi xuất khẩu cần kiểm tra để đăng ký cho các cơ sở khử trùng đủ điều kiện thực hiện công tác khử trùng vải xuất khẩu.

Đối với hoạt động này, vào tháng 3/2020, MAFF đã ủy quyền cho Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ NN-PTNT, kiểm tra kỹ thuật và đăng ký cho 3 cơ sở xử lý. Theo đó, Cục BVTV đã tiến hành kiểm tra và gửi báo cáo cho MAFF vào tháng 4/2020.

Hiện, hai cơ quan kỹ thuật của hai Bộ liên tục trao đổi, giải đáp các vấn đề về kỹ thuật khử trùng, kiểm dịch thực vật. Theo Bộ NN-PTNT, dự kiến ngày 3/6 tới đây chuyên gia kiểm dịch thực vật của Nhật Bản sẽ có mặt tại Việt Nam.

Nguyên Huân

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Từ năm 2021, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quế lớn nhất thế giới. Hiện nay, ngành quế cần có chiến lược đổi mới để trở thành quốc gia xuất khẩu quế bền vững.

Huyện có 11 nghìn ha quế hữu cơ

Huyện có 11 nghìn ha quế hữu cơ

YÊN BÁI_ Huyện Văn Yên hiện có trên 11.000ha quế đạt chứng nhận hữu cơ và đang tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới để hướng tới các thị trường xuất khẩu cao cấp.

Nông nghiệp công nghệ cao Ninh Thuận: [Bài 3] Tìm cách sớm thoát thực trạng mô hình

Nông nghiệp công nghệ cao Ninh Thuận: [Bài 3] Tìm cách sớm thoát thực trạng mô hình

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2021 - 2030 của Ninh Thuận giai đoạn đầu đã có những thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên, chặng đường phía trước vẫn còn đầy khó khăn.

Cho lúa 'ăn' trứng gà, sữa tươi

Cho lúa 'ăn' trứng gà, sữa tươi

HÀ TĨNH Việc sử dụng hỗn hợp từ trứng gà, sữa tươi phun cho cây lúa nhằm cung cấp dưỡng chất, giúp hạt chắc mẩy, hạn chế mầm bệnh gây hại, cho chất lượng gạo thơm ngon.

Xem Thêm