| Hotline: 0983.970.780

Vẫn "cắm" NM xuống đất lúa!

Thứ Ba 21/09/2010 , 10:09 (GMT+7)

"Đất lúa đang liên tục bị thu hẹp" - đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp bàn về Nghị định quản lý đất lúa chiều qua (20/9), do Bộ NN-PTNT tổ chức.

* Cố giữ 3,8 triệu ha  

"Đất lúa đang liên tục bị thu hẹp" - đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp bàn về Nghị định quản lý đất lúa chiều qua (20/9), do Bộ NN-PTNT tổ chức. 

Báo cáo của Bộ NN-PTNT cho thấy, do quá trình CNH, đô thị hóa và chuyển đổi cơ cấu nội ngành nông nghiệp nên diện tích lúa trong những năm gần đây liên tục giảm. Từ năm 2002 đến năm 2008 đã có 232 nghìn ha đất lúa bị chuyển đổi, bình quân mỗi năm giảm trên 33 nghìn ha. Năm 2010 diện tích đất lúa chỉ còn hơn 3,6 triệu ha. Dự báo từ nay đến năm 2020 đất lúa phải chuyển đổi cho các nhu cầu khác thấp nhất là 270 nghìn ha.

Trước thực trạng đó, Chính phủ đã có Dự thảo nghị định quy định chính sách quản lý đất lúa và ra “tối hậu thư” phải đảm bảo 3,8 triệu ha đất lúa trên cả nước. Bộ NN-PTNT được giao chủ trì lập quy hoạch tổng thể sử dụng đất lúa cấp quốc gia trình Thủ tướng phê duyệt.

Tại buổi họp bàn hôm qua, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến diện tích đất lúa liên tục giảm. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất vẫn là các dự án, KCN. Mặc dù tại Nghị quyết TƯ VII về "tam nông" đã quy định các dự án, KCN phải tập trung vào vùng trung du, miền núi, rời ra đất lúa nhưng thực tế các DN và nhiều địa phương vẫn “cắm nhà máy xuống ruộng lúa”. Đơn cử như ở Phú Thọ, các nhà máy ngang nhiên mọc lên từ những cánh đồng “bờ xôi ruộng mật” ở huyện Tam Nông. Đó là chưa kể việc các dự án, KCN lấy đất rồi nhưng lại bỏ hoang. Theo báo cáo của các địa phương được tổng hợp, diện tích đất lúa bị thu hồi mới chỉ sử dụng hết khoảng 20%.

Một nguyên nhân khác khiến đất lúa bị thu hồi là do nông dân ở nhiều địa phương tự ý chuyển đổi đất lúa sang mục đích khác còn chính quyền địa phương lại buông lỏng quản lý. Tại ĐBSCL, Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ dân tự ý chuyển hàng ngàn ha đất lúa sang nuôi trồng thủy sản khi chưa có quy hoạch. Hay ở vùng ĐBSH nông dân vô tư lập trang trại chăn nuôi ngay trên những cánh đồng lúa của mình. Việc đất lúa bị thu hẹp và chuyển đổi đất lúa nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh rằng: “Cần phải đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời tạo điều kiện cho công nghiệp, đô thị và nhiều thứ khác. Tập trung phân tích kỹ càng những nguyên nhân suy giảm đất lúa để có biện pháp xử lý. Không phải cứ giảm đất lúa là sai nhưng thực tế có nhiều KCN lấy đất lúa xong bỏ hoang thì sai quá”.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, có thể phải quy hoạch tách biệt các vùng công nghiệp. Phải đưa công nghiệp tránh xa đất lúa bằng việc quy hoạch riêng. Thêm nữa vấn đề biến đổi khí hậu cũng liên tục đe dọa đến diện tích đất lúa nên ngoài việc quy hoạch, rà soát sự ảnh hưởng của các dự án, KCN cần phải trừ phần trăm diện tích đất lúa chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Nguyên nhân đã quá rõ nhưng để khắc phục đang là một vấn đề nan giải. Chưa kể diện tích thực tế của đất lúa hiện tại vẫn đang là con số "bí ẩn". Kết luận của Bộ Chính trị “quy hoạch và bảo vệ có hiệu quả 3,8 triệu ha đất lúa” nhưng đến nay vẫn còn rất nhiều địa phương chưa có báo cáo diện tích cụ thể. Con số thống kê hơn 3,6 triệu ha năm 2010 chỉ là áng chừng.

Về vấn đề này ông Phạm Quốc Doanh, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế nông nghiệp (Văn phòng Chính phủ) lo ngại: “Phải rà soát xem thực tế diện tích đất lúa có được như báo cáo không, hay là thấp hơn. Con số 3,8 triệu ha là mục tiêu không phải bàn cãi nhưng cần phân bổ cho từng địa phương như thế nào để phù hợp? Tránh tình trạng đất lúa lâu năm dễ dàng bị lấn. Tôi đi nhiều nơi ở ĐBSH, đất lúa 2 vụ, đầu tư bao nhiêu tiền của để xây dựng hệ thống thủy lợi thế mà dự án, KCN tràn về, đất cát đổ ẩm ầm. Xót quá!”.                                                             

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm