| Hotline: 0983.970.780

Vẫn chưa thấy 5 nạn nhân

Thứ Ba 17/04/2012 , 00:10 (GMT+7)

Gần hai trăm người, hơn chục máy xúc, 6 chú chó nghiệp vụ, và máy dò chuyên dụng đã được huy động tìm kiếm các nạn nhân của vụ sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ, nhưng đến tối ngày 16/4, các lực lượng vẫn chưa tìm được ai trong số 5 nạn nhân mất tích.

Gần hai trăm người, hơn chục máy xúc, 6 chú chó nghiệp vụ, và máy dò chuyên dụng đã được huy động tìm kiếm các nạn nhân của vụ sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ, nhưng đến tối ngày 16/4, các lực lượng vẫn chưa tìm được ai trong số 5 nạn nhân mất tích. 

>> Điện thoại nạn nhân đổ chuông
>> Video, hình ảnh mới nhất về vụ sạt lở mỏ than Phấn Mễ, Thái Nguyên

>> Video vụ sạt lở bãi thải mỏ than làm 7 người chết và mất tích

Đã khoanh vùng được vị trí 5 nạn nhân

Ông Đặng Viết Thuần - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, đến thời điểm hiện tại, các đơn vị tìm kiếm đào được 1 chiếc xe đạp, mâm cơm đang ăn dở cùng một số vật dụng sinh hoạt của người dân. Dựa vào một số vật dụng đó, lực lượng tìm kiếm cũng có thêm căn cứ để xác định vị trí các nạn nhân.

Tiến sỹ Vũ Văn Bằng - Phó viện trưởng Viện công nghệ nước và môi trường thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam mang máy dò địa bức xạ BXT09 đến hiện trường, thực hiện việc dò tìm vị trí các nạn nhân bị mắc kẹt cho biết: “Diện tích đất đá phủ quá rộng, dâng cao và lớp đất bị trôi đi rất lớn. Khối lượng ước tính phải hàng vạn khối đất đá. Tôi đã dò tìm và khoanh vùng được 2 vị trí: 1 vị trí có 1 nạn nhân và 1 vị trí còn lại có 4 nạn nhân. Khả năng sống sót của các nạn nhân gần như là không còn vì các nạn nhân nằm ở độ sâu khoảng 5 mét”.


Vị trí các nạn nhân bị vùi lấp được khoanh vùng tìm 
 

Theo một chuyên gia trong ngành mỏ địa chất, vụ sạt lở có thể xuất phát từ sự cẩu thả trong việc đổ chất thải. Có hai khả năng, hoặc bãi thải không có thiết kế được duyệt, hoặc nếu có thiết kế được duyệt thì các giải pháp đổ thải rất thiếu an toàn như: chiều cao đổ thải rất lớn, góc dốc sườn bãi thải lớn (bằng góc tự chảy của đất đá), không có các biện pháp gia cố bãi thải, không có các công trình chống trôi lấp, trình tự đổ thải tùy tiện, các tầng đổ thải lộn xộn, các mặt trượt tự nhiên không được xử lý…

Hơn nữa, người dân sinh sống và sản xuất ngay dưới chân bãi thải nhưng không được di dời. Điều đó thể hiện sự buông lỏng về quản lý kỹ thuật đổ thải của mỏ than Phấn Mễ.


Thân nhân các nạn nhân tuyệt vọng ngóng chờ tin tức người thân.

Ai chịu trách nhiệm chính?

Ông Đặng Viết Thuần - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên – Trưởng ban chỉ đạo cứu hộ cho biết: "Chúng tôi tập trung toàn bộ nhân lực và vật lực tìm kiếm những nạn nhân còn bị vùi trong phế liệu và đống đổ nát... Hy vọng sống sót của những nạn nhân là không còn, tuy nhiên có tuyệt vọng thì vẫn phải đào đến cùng".


Ông Đặng Xuân Hùng, sống cạnh mỏ than Phấn Mễ nói về bức xúc của người dân quanh khu vực này nhiều năm nay. Thực hiện: Âu Vượng 

Ông Phạm Hồng Quân, Phó Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên cho biết, Cty đã nhiều lần đề xuất di dời những hộ dân sống trong vùng nguy hiểm. “Việc di dời đã tính nhiều lần nhưng còn vướng nhiều khâu. Người dân không đồng ý phương án đền bù, còn phía chính quyền cũng chưa tính toán và cho phương án rõ ràng”.

Khi được hỏi về trách nhiệm của Cty, ông Quân giải thích: “Tôi đã nói rồi. Bãi phế liệu Phấn Mễ hình thành cách đây 67 năm. Riêng bãi phế liệu số 3 - nơi xảy ra sạt lở - hình thành cách đây 10 năm, nhưng cách đây không lâu chúng tôi không đổ phế thải tại đây nữa. Trách nhiệm thì rõ ràng thuộc về chúng tôi nhưng trách nhiệm chính thì tôi không rõ...".

"Hiện tại, chúng tôi đang nỗ lực hết sức cứu hộ cứu nạn và lo cho những người còn sống đó thôi. Cụ thể trách nhiệm chính thì phải bàn sau chứ giờ không thể quy cho ai”- ông Quân nói.


Nhiều ngôi nhà dưới chân bãi thải thoát nạn trong gang tấc. 

Người may mắn sống sót thần kỳ

Đó là cụ Hà Văn Xuân, 90 tuổi (ảnh), cụ bà là Vũ Thị Hồng, 78 tuổi đã không may mắn như vậy. Đang nằm trên giường ngủ thì đột nhiên nhà cửa rung chuyển, đất đá ầm ầm đổ xuống. Nhờ có hai thanh xà của ngôi nhà che chắn nên tôi mới thoát chết. Lúc đó, hai chân, và thân người tôi bị đất lèn chặt, không cử động được. Gọi bà nhà tôi mấy lần nhưng không thấy trả lời, tôi đoán bà ấy chết rồi. Nằm đó suốt mấy tiếng đồng hồ, kêu cứu nhiều lần mới có người phát hiện và hô hoán đưa ra khỏi đống đổ nát- cụ Xuân thảng thốt nhớ lại

Từ đầu thế kỷ XX, mỏ than Phấn Mễ được người Pháp thăm dò và khai thác. Sau kháng chiến chống Pháp, mỏ than Phấn Mễ được giao cho các đơn vị tiếp quản và khai thác. Suốt mấy chục năm, toàn bộ phế liệu khai thác từ mỏ than Phấn Mễ được đổ thải tại các bãi thải chất cao như núi tại xã Phục Linh. Hiện tượng sạt lở tại bãi thải mỏ than Phấn Mễ đã từng diễn ra hai lần vào năm 1998 và năm 2006. Tuy nhiên, những lần sạt lở trước không gây ra thiệt hại về người. Vào năm 2011, tại mỏ than Phấn Mễ cũng xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại khu vực khai thác than.

Theo báo cáo tình hình sạt lở của UBND huyện Đại Từ, diện tích đất đá vùi lấp khoảng bảy ha hoa màu (trong đó có 0,6 ha là đất thổ cư, 6,4 ha là đất nông nghiệp, lâm nghiệp…); Nhà của 10 hộ gia đình bị vùi lấp hoàn toàn; Một người tử vong (bà Vũ Thị Hồng 78 tuổi), một người bị thương là ông Hà Văn Xuân (90 tuổi) - chồng bà Hồng.

Hiện còn năm người đang bị vùi lấp trong đất đá chưa tìm thấy, gồm bà Trần Thị Thiện (52 tuổi); bốn người trong nhà bà Nguyễn Thị Hoàn (49 tuổi, chủ hộ), ông Nguyễn Minh Hà (45 tuổi, em trai bà Hoàn), cháu Nguyễn Văn Quốc (22 tuổi) và cháu Nguyễn Văn Quân (18 tuổi, đều là con trai bà Hoàn).

Ước tính, thiệt hại kinh tế khoảng hơn 15 tỷ đồng, gồm 13 nhà cấp bốn, 10 chiếc xe máy, 11 chiếc ti vi, cùng hoa màu, trâu bò, gia cầm, ao cá, cây ăn quả,…

 T.A (tổng hợp)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm