| Hotline: 0983.970.780

"Văn hóa cầm đũa"

Thứ Hai 15/03/2010 , 10:36 (GMT+7)

Những nước nào thuộc nhóm có “văn hóa cầm đũa”?

* Những nước nào thuộc nhóm có “văn hóa cầm đũa”?

Vũ Vân Anh, Ân Thi, Hưng Yên

Hiện nay các nước ăn cơm với đôi đũa gồm có Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc và kiều dân các nước này ở hải ngoại. Đũa của Trung Quốc và Việt Nam gần giống nhau (bằng gỗ, bằng tre, không có đầu nhọn). Đũa Nhật Bản (có sơn hay không sơn nhưng luôn luôn có đầu nhọn). Đũa Triều Tiên, Hàn Quốc bằng kim loại và có hình dạng bẹt (không tròn, rất khó dùng nếu không quen). Các nước châu Âu dùng dĩa (phuốc-sét), thìa, dao. Một số nước ăn bốc (Ấn Độ, Nê Pan, Sri Lanka...). Người ta biết được qua khai quật là người Trung hoa đã biết dùng đũa cách đây tới 3.000 hoặc 5.000 năm.

Người Trung Quốc gọi đũa là Kuai có nghĩa là nhanh nhẹn, hoạt bát. Người Trung Quốc không dùng dao và dĩa trong bữa ăn bởi theo quan niệm của học thuyết Khổng Tử, đó là những vật dụng liên quan đến bạo lực và binh đao. Trong khi đó, đũa tượng trưng cho sự thanh cao và lòng nhân từ, đây cũng là hai nội dung chính của học thuyết Khổng Tử. Một lý do nữa không kém phần quan trọng đó là các món ăn của người Trung Quốc thích hợp với đũa hơn là dao và dĩa. Do đó, đôi đũa đóng một vai trò quan trọng trong truyền thống văn hóa của người Trung Hoa. Ở một số nơi, trong lễ cưới, gia đình chú rể tặng 2 đôi đũa và 2 cái bát cho đôi vợ chồng. Người ta cho rằng nó thể hiện lời cầu chúc cho cô dâu chú rể không chỉ có cuộc sống hạnh phúc mà còn sớm sinh con đẻ cái vì “kuai” có nghĩa là “nhanh”.

Trung Quốc là quê hương của đũa, thế nhưng “viện bảo tàng đũa” đầu tiên trên thế giới nghe nói là ở Đức. Viện bảo tàng này triển lãm hơn 10 nghìn đôi đũa làm bằng những nguyên liệu khác nhau như: vàng, bạc, ngọc, xương v.v, thu thập từ các nước và khu vực khác nhau, ở trong từng thời kỳ khác nhau, thật là đẹp mắt. Không chỉ Trung Quốc mà một số nước châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Việt Nam kỵ nhất là chống đũa vào bát cơm, vì người ta chỉ làm điều này trong nghi thức tang lễ (khi đơm cơm cúng cho người chết).

Hơn nữa điều này đồng nghĩa với việc thiếu tôn trọng chủ nhà hoặc những người lớn tuổi. Hình ảnh đôi đũa đã đi vào kho tàng văn hóa dân gian của Việt Nam: “Vợ chồng như đũa có đôi”. Hoặc để ví hai vợ chồng có chiều cao không cân xứng với nhau người ta dùng: “Ví dầu chồng thấp vợ cao. Như đôi đũa lệch so sao cho vừa”... Người Việt cũng có các quan niệm về đũa tương tự người Trung Quốc. Khi ăn cơm, người miền Bắc thường có thói quen so đũa đều, rồi chia từng đôi đũa cho mọi thành viên khác. Nếu ai vô tình nhận được đôi đũa lệch thường có cảm giác không vui, giống như mình bị người khác xem thường vậy. 

* Hiện nay đã có tất cả bao nhiêu nguyên tố hóa học được tìm thấy?

Hà Văn Hiền, Mai Châu, Hòa Bình

Hiện có cả thảy 112 nguyên tố hóa học đã được xác nhận (không phải là 110 như trong các sách giáo khoa). Nguyên tố số 111 là Roentgenium (ký hiệu là Rg) được phát hiện năm 1995. Nguyên tố số 112 là Copemicium (ký hiệu là Cn) mới được phát hiện năm 1996. (Theo The World Almanac của New YorkTimes 2010). Trong vỏ trái đất oxi là nguyên tố phổ biến nhất (chiếm 49,4%). Nguyên tố chủ yếu trong lõi trái đất là các nguyên tố kim loại nặng như Fe, Ni. Hiđrô là nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ. Bốn nguyên tố thiết yếu nhất cho cơ thể sinh vật là: C, H, O, N.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất