| Hotline: 0983.970.780

Vẫn lo nước sạch nông thôn

Thứ Tư 20/07/2016 , 14:40 (GMT+7)

10 năm trở lại đây, Hải Phòng đã xây dựng hơn 200 nhà máy nước sạch nông thôn công suất từ 200 m3/ngày đêm đến 500.000 m3/ngày đêm. 

17-33-50_img_2673
Một nhà máy nước mini tại xã An Thắng, huyện An Lão

 

Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2020, 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 70% được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Hiện nay, ba dòng sông lớn nhất chảy qua địa bàn thành phố là Đa Độ, Giá và Rế là nguồn cung cấp nước thô cho hàng trăm nhà máy nước của thành phố. Tuy nhiên, hệ thống nước mặt này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo kết quả quan trắc của Sở TN- MT Hải Phòng gần đây cho thấy, trong tổng số 30 mẫu lấy quan trắc tại sông Đa Độ, chỉ có 47% mẫu đạt chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt và có tới 10% mẫu bị ô nhiễm nặng. Trên sông Rế, trong số 36 mẫu quan trắc thì chỉ có một nửa số mẫu đạt chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt.

Các con sông này ô nhiễm do phải hứng chịu rất nhiều nguồn thải khác nhau từ các nhà máy, khu công nghiệp, làng nghề, rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp… Nguồn nước bị nhiễm các hóa chất độc hại như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu…

Trong khi đó, các nhà máy nước nông thôn hiện vẫn dùng phương pháp lắng lọc đơn giản, với các vật liệu là cát vàng, sỏi cuội, than hoạt tính, không thể xử lý được những hóa chất hòa tan trên.

Kết quả kiểm tra rất đáng lo ngại. Cuối năm 2014, khi kiểm tra chất lượng nước tại 4 trạm cấp nước tại huyện Thủy Nguyên, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố nhận thấy các chủ nhà máy chưa đảm bảo vệ sinh môi trường quanh nhà máy, chưa thường xuyên thau rửa hồ chứa nước, chưa nắm vững quy trình xử lý nước.

Ông Nguyễn Đình Thậm, Phó Chủ tịch xã An Thắng (huyện An Lão) nhận định, về phía chính quyền địa phương, việc quản lý chất lượng nước đối với các nhà máy nước khá hạn chế. Các cơ sở này tự điều chỉnh quá trình sản xuất nước của mình, các cơ quan chức năng có kiểm tra nhưng không được thường xuyên. “Vì thế, trách nhiệm, lương tâm của những người sản xuất nước vẫn phải đặt lên hàng đầu” – ông Thậm nói.

Ông Phạm Văn Vịnh, Phó Chủ tịch UBND xã Bạch Đằng (huyện Tiên Lãng) cũng bày tỏ, vừa qua xã được hỗ trợ xây dựng nhà máy nước mini nhưng vẫn lo vì nhà máy sử dụng nguồn nước mặt hiện bị ô nhiễm, đặc biệt là nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. “Người dân thấy nước là dùng chứ không biết có đảm bảo an toàn hay không”.

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bà Rịa - Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Chiều 28/3, Sở NN-PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội nghị giao ban tổng kết hoạt động của các HTX nông nghiệp và lễ công bố, trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Bình luận mới nhất