| Hotline: 0983.970.780

Vẫn loay hoay tìm thầy, thuốc

Thứ Hai 23/04/2012 , 10:18 (GMT+7)

Tuy phần trăm thiệt hại khá ít, nhưng diện tích này lại tập trung chủ yếu là nuôi thâm canh nên tổn thất rất lớn...

7 tỉnh ĐBSCL có báo cáo về tình hình thả nuôi và dịch bệnh trên tôm nuôi gồm Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre, Long An.

>> Chặn đứng dịch bệnh tôm
>> Tôm tiếp tục chết hàng loạt
>> Tôm chết do dư lượng thuốc BVTV?
>> Tôm, hễ thả là chết!
>> Tôm chết lan nhanh

Diện tích thiệt hại khoảng 13.455,2 ha, chiếm 2,55% tổng diện tích thả nuôi; trong đó tôm sú 12.608 ha (chiếm 2,4% diện tích thả nuôi 522.878,8 ha), tôm chân trắng 846,7 ha (chiếm 21,3% diện tích thả nuôi 3.977 ha).

Tuy phần trăm thiệt hại khá ít, nhưng diện tích này lại tập trung chủ yếu là nuôi thâm canh nên tổn thất rất lớn; điển hình như Cty Thông Thuận thiệt hại tới hơn 200 ha. Điều đáng lưu ý Cty này chỉ sử dụng chế phẩm clorin để xử lý ao, nên đặt ra nghi vấn có thể trong đó có những hoạt chất khác đã được lén phối trộn thêm.

Theo ông Dương Văn Thể- Phó vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) thì phần đa tôm chết tầm 20 ngày tuổi, chết nhanh trong 2 ngày với triệu chứng teo gan thận. Các địa phương báo cáo có mấy điều đáng để xét đoán như tôm chết ở những vùng độ mặn cao đã thâm canh nhiều năm, do thời tiết đang nắng nóng gặp mưa trái vụ làm thay đổi độ ngọt của nước và do ảnh hưởng của dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong nước (qua kiểm tra nhiều mẫu ở Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu) và không loại trừ do thuốc diệt tạp có chứa chất Cypermethrin.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhận định vấn đề tôm chết năm nay diễn biến phức tạp mà nếu không cẩn thận có nguy cơ bùng phát như năm 2011. Cụ thể những dấu hiệu phức tạp đó là một số tỉnh năm 2011 bị nhẹ hoặc không bị nay bị nặng như Trà Vinh, một số diện tích nuôi công nghiệp của DN trước thành công, nay "dính" như của Bim, Minh Phú.


Ông Phạm Anh Tuấn-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản: 
"Vấn đề tôm chết năm nay diễn biến phức tạp

Hiện vẫn còn một số nơi sử dụng tôm thẻ chân trắng thương phẩm được nuôi gia hóa tại chỗ làm giống bố mẹ nên ngay trong tháng này Tổng cục Thủy sản sẽ tổ chức hội nghị chấn chỉnh, loại trừ hiện tượng này.

Theo ông Tuấn, tôm chết cả do đốm trắng lẫn hoại tử gan tụy. Điều làm đau đầu các nhà khoa học là bệnh hoại tử gan tụy xảy ra cả những chỗ không hề dùng chế phẩm Cypermethrin-đối tượng tình nghi chính.

Đã có hai đoàn công tác của Bộ NN-PTNT tăng cường vào phía Nam bám địa bàn và Bộ cũng đang gấp rút thành lập một đoàn xác định nguyên nhân gồm những nhà khoa học đầu ngành. Chính vì hiện tượng hoại tử gan tụy trên tôm đến nay chưa xác định được đầy đủ nguyên nhân gây khó khăn cho công tác phòng trừ dịch bệnh.

"Phòng chống hiện tượng tôm chết hàng loạt tinh thần chung là phải quyết liệt và tập trung. Hiện tượng tôm chết có thể do một số hộ nuôi thả ngoài thời vụ, từ tháng 1, tháng 2 đã xuống giống nên ban hành lịch mùa vụ để địa phương bám sát. Song song với đó việc quản lý chất lượng giống, nhất là tập trung vào mấy tỉnh SX giống trọng điểm như Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu… để hạn chế xuất giống non chưa đủ ngày tuổi, chưa qua kiểm dịch, giống SX từ bố mẹ không đạt tiêu chuẩn", ông Tuấn đề nghị.

Một nguyên nhân hết sức quan trọng nữa gây ra hiện tượng tôm chết, theo ông Tuấn chính là hạ tầng cho NTTS còn sơ sài, thiếu đảm bảo quy trình SX. “Nếu hạ tầng không thay đổi cơ bản thì thực sự giải quyết nạn tôm chết hàng loạt là vấn đề khó. Nhà anh có thể xử lý tốt ao nhà mình nhưng nước trong ao nhà người khác không tốt, tôm vẫn bị lây nhiễm chết như thường. Phải đầu tư hạ tầng tương xứng, phải tổ chức lại SX theo hướng hiệp hội mới có khả năng đầu tư, có những quy định chung đủ mạnh để quản lý môi trường”.

Xem thêm
Nuôi trâu, bò vỗ béo gặp khó khi giá xuống thấp

Trước tình trạng giá trâu, bò thịt giảm, các hộ nuôi vỗ béo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh giảm số lượng nuôi, có hộ thậm chí tạm dừng.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất