| Hotline: 0983.970.780

Vấn nạn xâm phạm bản quyền giống trái cây: Đừng để nước đến chân mới nhảy

Thứ Sáu 09/08/2019 , 09:06 (GMT+7)

Đã hơn 10 năm Việt Nam tham gia Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV), nhưng đến nay vấn đề này vẫn còn quá nhiều bất cập.

Như muối bỏ biển

Thực tế khảo sát và đánh giá của Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT, sau hơn 10 năm là thành viên của UPOV, Việt Nam mới chỉ có vài trăm giống cây trồng được cấp bằng bảo hộ. Mặc dù đến nay công tác bảo hộ giống cây trồng (BHGCT) đang có chuyển biến tích cực, một số giống cây trồng, giống cây ăn quả đã được đăng ký bản quyền nhưng so với chủng loại vô cùng phong phú trên cả nước thì vẫn chỉ như… muối bỏ biển, chưa đáp ứng được yêu cầu.

18-36-30_6
Việc bảo hộ hiệu quả giống cây trồng sẽ giúp ngành trái cây VN thu về thêm hàng tỷ USD trong tương lai. Ảnh: Minh Sáng.

Theo Văn phòng BHGCT – Cục Trồng trọt, Việt Nam đã xây dựng hệ thống BHGCT quốc gia từ đầu năm 2000, nhưng các giống đăng ký bảo hộ mới chủ yếu là cây lương thực như lúa, ngô...; còn giống cây ăn quả thì số đơn đăng ký bảo hộ không đáng kể. Do đó, dẫn đến tình trạng xâm phạm bản quyền giống cây ăn quả diễn ra khá phổ biến nhất là ở khu vực phía Nam, nhưng vẫn chưa được quản lý bảo vệ tích cực.

Ông Nguyễn Thanh Minh, Chánh Văn phòng BHGCT (Cục Trồng trọt) cho rằng, đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền BHGCT, cần phải được cơ quan chức năng quan tâm giải quyết. Đã đến lúc vấn đề bảo hộ bản quyền giống cây trồng, cây ăn quả, có giải pháp căn cơ để bảo vệ nguồn gen quý. Tuy nhiên, vấn đề bảo hộ ở nước ngoài họ tiến hành khá đơn giản, thì tại Việt Nam lại vô cùng phức tạp, nông dân muốn gì trồng nấy, việc xâm phạm bản quyền diễn ra khá phổ biến. Chính điều này đã khiến nhiều giống cây trồng quý “made in Việt Nam” đã bị đánh cắp một cách rất dễ dàng.

“Nếu Việt Nam thực hiện tốt các vấn đề liên quan đến bảo hộ giống cây trồng thì đương nhiên uy tín thương hiệu của sản phẩm được bảo hộ được nâng lên rất nhiều. Đồng thời, về lâu dài nông dân sẽ được lợi nhờ bán sản phẩm giá trị cao. Tuy nhiên, hiện mức giá chia sẻ tác quyền còn khá thấp, mới chỉ là… tượng trưng. Theo tôi, nếu một DN đã mua bản quyền bảo hộ giống cây trồng như với trái thanh long thì sẽ có quyền yêu cầu cơ quan hải quan giám sát các DN xuất khẩu trái thanh long nếu có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ”, ông Minh nói.

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Viện trưởng Viện NC Cây ăn quả miền Nam (SOFRI) cho biết: “Kinh nghiệm của New Zealand, họ đặc biệt quan tâm đến vấn đề bản quyền giống, đấy là điều kiện tiên quyết để thành công trong kinh doanh trái cây. Do vậy, các giống thanh long cao cấp trong dự án New Zealand đang triển khai với SOFRI sẽ được bảo hộ và thương mại hóa tại Việt Nam cũng như trên thế giới theo mô hình thương mại sản xuất có kiểm soát”.

Theo ông Hòa, việc bảo hộ bản quyền giống lẽ ra đã phải được triển khai từ lâu chứ không phải đến bây giờ mới đề cập. Muốn đẩy mạnh việc này thì trước mắt phải tạo xây dựng chính sách “cởi trói” cho các khâu thủ tục đăng ký bảo hộ, thay đổi mạnh mẽ trong khâu quản lý, thủ tục hành chính. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ XTTM, đăng ký bản quyền, đổi mới xây dựng thương hiệu. Cần thúc đẩy đầu tư một ngân hàng gen quốc gia và tạo cơ chế thông thoáng hơn cho các đơn vị, nhà khoa học nghiên cứu giống cây trồng mới…
 

Khuyến khích đăng ký bảo hộ

Theo Cục Trồng trọt, hiện nay khuyến khích vấn đề BHGCT nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà tạo giống xem như một động lực nhằm phát triển các giống cây trồng được cải tiến cho nông nghiệp, nghề làm vườn và lâm nghiệp. Điều này rất cần thiết, hiệu quả về mặt chi phí trong việc cải thiện năng suất và chất lượng các loại giống cây trồng.

Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt nhấn mạnh: “Việc thực hiện bảo hộ giống cây trồng hiệu quả sẽ góp phần tạo ra nhiều giống cây trồng mới có các đặc tính tốt phục vụ sản xuất, lợi ích cho nông dân và cộng đồng. Tuy nhiên, đến nay vì nhiều lý do mà việc đăng ký bảo hộ giống cây ăn quả mới vẫn còn rất hạn chế. Ngành nông nghiệp các địa phương cần quan tâm hơn việc BHGCT, đây không chỉ là công tác quản lý nhà nước mà còn là quyền lợi quốc gia".

PGS.TS Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng SOFRI cho rằng: “Vấn đề bản quyền đối với giống cây trồng đã được áp dụng ở nhiều nước phát triển. Khi tạo ra một giống mới, các đơn vị nghiên cứu sẽ bán quyền khai thác giống này cho một công ty để họ tổ chức khai thác. Công ty sẽ toàn quyền khai thác theo hướng của họ và cũng là đơn vị duy nhất được quyền tổ chức sản xuất, bán cây giống hay xuất khẩu trái cây sau này”.

Theo ông Châu, Luật Sở hữu trí tuệ liên quan đến bản quyền giống cây trồng đã quy định rõ là không có một cá nhân, tổ chức nào được phép trồng, kinh doanh loại giống đó mà không có sự thỏa thuận đối với công ty mua bản quyền. Việc một công ty mua quyền khai thác giống ở các nước phát triển là động lực rất lớn để các viện nghiên cứu tiếp tục cho ra những giống mới tốt hơn.

Theo Văn phòng BHGCT, về công nhận giống và bảo hộ giống có sự khác nhau: Bảo hộ giống là bảo hộ cái quyền tác giả, quyền tạo ra giống cây trồng đó. Còn đơn vị, cá nhân khi được cấp quyền bảo hộ thì được độc quyền khai thác, được bán giống đó với giá cao hơn để thu lại vốn đầu tư và sử dụng tái đầu tư.

Đơn xin chứng nhận bảo hộ giống tăng

Văn phòng BHGCT (Cục Trồng trọt): Nhờ tham gia Công ước UPOV, thị trường giống cây trồng đang dần trở nên sôi động hơn, nhiều giống cây trồng cũng được nâng cao chất lượng, tạo ra khả năng cạnh tranh giữa các DN. Việc đăng ký quyền bảo hộ giống cây trồng đang có sự chuyển động khá tích cực, số đơn tăng dần qua từng năm.

Cụ thể, năm 2017, Văn phòng nhận 266 đơn bảo hộ, so với những năm trước chỉ trung bình ở mức hơn 100 đơn, thậm chí trước đó chỉ khoảng vài chục đơn. Trong 6 tháng đầu năm 2019, số đơn xin chứng nhận bảo hộ giống cây trồng, cây ăn quả cũng tăng nhiều so cùng kỳ…

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm