| Hotline: 0983.970.780

Vân Sơn và chặng đường 60 năm

Thứ Tư 18/12/2013 , 10:57 (GMT+7)

Được thành lập năm 1953, đến nay, xã Vân Sơn (Triệu Sơn, Thanh Hóa) vừa tròn 60 năm hình thành, phát triển.

Được thành lập năm 1953, đến nay, xã Vân Sơn (Triệu Sơn, Thanh Hóa) vừa tròn 60 năm hình thành, phát triển.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền cùng với sự chung sức đồng lòng của bà con nhân dân, xã Vân Sơn hôm nay giàu đẹp hơn, khang trang hơn, đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày càng được cải thiện, xứng đáng là xã điểm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM của huyện Triệu Sơn.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, từng lớp người từ già trẻ, gái trai xã Vân Sơn không tiếc tính mạng, xung phong ra trận, chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước, góp phần xây dựng quê hương Việt Nam giàu mạnh như ngày hôm nay. Từ những ngày đầu thành lập đến nay, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ - Đảng bộ xã, Vân Sơn đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, xây dựng NTM.


Trao bằng khen cho các thôn, làng đạt chuẩn văn hóa

Ông Đặng Minh Ân, Bí thư Đảng bộ, cho biết: Vân Sơn có tổng diện tích tự nhiên hơn 1.553 ha, là xã có diện tích tự nhiên lớn thứ 5 trong huyện; trong đó, đất SXNN 839,39 ha; đất phi nông nghiệp 524,12 ha.

Toàn xã có 11 thôn với 1.836 hộ, 7.273 nhân khẩu; đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Bình quân sản lượng lương thực gần 20 năm nay đều đạt trên 3 nghìn tấn/năm; đặc biệt, giai đoạn 1996 - 1999 đạt 3.447 tấn/năm và 2006 - 2010 đạt 3.916 tấn/năm.

Về truyền thống lịch sử văn hóa, Vân Sơn nổi bật qua việc hình thành các thôn, làng gắn với từng giai đoạn lịch sử, gồm: Vân Cổn, Sơn Phú, Hưng Thành, Đạt Thành, Tiền Phong, Hương Sơn, Bắc Sơn, Vân Thành, Vân Đình, Vân Cổn, Sơn Phú, Sơn Phú Đông và thôn 11.

“Từ các lớp cán bộ đi trước cho đến nay, mỗi thời kỳ Vân Sơn đều có một bước đi riêng, nhưng tất cả đều chung một mục đích là phục vụ nhân dân. Có những lúc chúng tôi cũng mắc phải khiếm khuyết, nhưng tôi tin rằng với bề dày lịch sử và truyền thống đoàn kết của cả hệ thống chính trị, Vân Sơn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn, xứng đáng là đơn vị trong sạch vững mạnh hàng chục năm liền”, ông Ân nói.

Hiện Đảng bộ Vân Sơn có 16 Chi bộ với 301 đảng viên (trong đó có 19 đồng chí được tặng huy hiệu 50 - 65 tuổi Đảng; 110 đồng chí được tặng Huy hiệu 30 - 40 năm tuổi Đảng).

Từ cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước đến thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước…, Vân Sơn phải đấu tranh với đủ các thế lực thù địch, gian khổ, hiểm nguy, nhưng dù ở giai đoạn nào Đảng bộ, nhân dân nơi đây cũng đoàn kết động viên, giúp đỡ nhau tăng gia SX, bảo vệ, xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống mới cho chính con người.

Bí thư Đặng Minh Ân tự hào: “Nhớ lại thời kỳ những năm 1974 - 1978, dù đang còn nhỏ, nhưng tôi vẫn nhớ như in những hôm bác Bí thư Đảng bộ và các thôn trưởng trực tiếp xắn quần, xắn áo cùng với người dân tham gia phong trào làm đường giao thông, hệ thống thủy lợi, xây dựng sân phơi nông sản tập trung, trường học, trạm xá… ai ai cũng hừng hực khí thế, vui và ý nghĩa biết bao”.

Theo lời ông Ân, bước vào thời kỳ lãnh đạo nhân dân thực hiện sự nghiệp đổi mới (1986 - 2013), trên tinh thần chung của các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc, Đảng bộ xã Vân Sơn đã triển khai sâu rộng các nội dung, đường lối đổi mới của Đảng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã; đồng thời đề ra các giải pháp nhằm thực hiện ba chương trình, mục tiêu về lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Đến năm 1987, xã đạt được một số kết quả nhất định như đưa vào SX một số giống lúa mới có năng suất cao như: V14, V15, IR42…; sản lượng lúa đạt 1.115 tấn/năm. Đặc biệt, vụ đông 1987 - 1988, lần đầu tiên Vân Sơn đưa cây ngô đông vào gieo trồng đã giành thắng lợi lớn, đánh dấu bước ngoặt trong SXNN của xã.

Giai đoạn 1996 - 2000, Vân Sơn tiếp tục đẩy mạnh đầu tư SXNN; khuyến khích, phát triển đa dạng SX tiểu thủ công nghiệp để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa, tăng giá trị thu nhập, giải quyết việc làm và nâng cao một bước đời sống nhân dân.

Thời kỳ hoàng kim của Vân Sơn để lại dấu ấn cho các địa phương khác noi theo là từ 8 năm trở lại đây (2005 - 2013). Với sự vào cuộc lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị, Vân Sơn từng bước tăng trưởng cả về bộ mặt bên ngoài cũng như chất lượng cuộc sống bên trong.

Trong 5 năm 2006 - 2010, tốc độ tăng GDP hằng năm đạt 10,6%; tỷ trọng trong cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp là 42,9%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản 30,6% và ngành dịch vụ 26,5%.

Diện tích SX hằng năm đạt từ 734 - 780 ha; sản lượng lương thực năm 2011 đạt 3.800 tấn; năm 2013 chỉ riêng sản lượng lúa đạt 2.847 tấn. Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay Vân Sơn chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, mở rộng diện tích trồng mía nguyên liệu lên hơn 120 ha, góp phần tăng giá trị thu nhập hơn 10 tỷ đồng.

Ngoài phát triển diện tích mía, hiện Vân Sơn đang tập trung phát triển chăn nuôi trang trại tập trung; tạo điều kiện mở rộng các ngành nghề SX kinh doanh như: nghề mộc, dịch vụ vận tải, SX gạch ngói, gò hàn, xay xát, may mặc, chế biến nông lâm sản… từng bước hoàn thiện các tiêu chí NTM còn lại (đến năm 2013 đã đạt 15/19 tiêu chí).

Theo kế hoạch, từ nay đến 2015, Đảng bộ, nhân dân Vân Sơn tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH; tăng trưởng kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, phấn đấu cuối năm 2014 đạt chuẩn NTM.

Đồng thời, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị; xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong sạch vững mạnh.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm