| Hotline: 0983.970.780

Vàng rực bột nghệ Quảng Trị

Thứ Tư 27/04/2016 , 06:05 (GMT+7)

Trồng nghệ vàng, một loại cây dược liệu cho củ lấy tinh bột rất quý hiện đang trở thành “mốt” trồng cây nóng nhất trong các loại cây trồng ở Quảng Trị.

Hai năm trở lại đây, khi một số công ty thu mua củ nghệ vàng lấy tinh bột làm dược liệu thì củ nghệ chính thức trở thành hàng hóa bán rất chạy. Củ nghệ ngoài làm gia vị thì Curcumin-hoạt chất chính phân lập từ cây nghệ đã được các nhà khoa học chứng minh là có nhiều tác dụng sinh học.

Ông Lê Hồng Phước ở thôn Tân Văn, xã Gio An trồng diện tích 3 ha nghệ. Vụ thu hoạch này ông thu về 70 triệu đồng. Ông Phước cho biết trồng nghệ tương đối dễ, ít sâu bệnh, ít công chăm sóc. Nếu đầu tư đàng hoàng thì trồng nghệ cho thu nhập khá cao.

Ông Lê Phước Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã Gio An phân tích trong bối cảnh biến đổi khí hậu, cây trồng cạn cần ít nước tưới đang chiếm lợi thế. Trồng nghệ vàng được xem là một hướng tái cơ cấu cây trồng ở Gio An. Cùng với đậu xanh, ngô, lạc, cây nghệ vàng dễ thích nghi với với nắng hạn, không cần tưới nước.

Theo ông Hiếu, năm 2014 bà con nông dân của xã trồng được 5 ha nghệ, sang năm 2016 trồng 16 ha. Hiện tại giá bán tại vườn 20 ngàn đồng/kg củ nghệ tươi nhưng không có để cung cấp cho tư thương. Nghệ Gio An có chất lượng ngon hơn nhiều ở các vùng khác nên tư thương rất muốn mua.Tuy nhiên, năng suất nghệ vàng của Gio An đang còn thấp.

Anh Trần Minh Đức sinh năm 1982, ở thôn Bảng Sơn, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ tốt nghiệp thạc sĩ. Song anh không theo con đường khoa cử nhọc nhằn.Vậy là, Minh Đức đầu tư máy móc sản xuất tinh bột nghệ với quy mô tương đối lớn để cung cấp cho bạn hàng.

Củ nghệ vùng Cùa có lượng tinh bột cao, mỗi tạ củ tươi cho thành phẩm tinh bột từ 7 đến 8 kg, trong khi nghệ các vùng khác chỉ thu được từ 4 - 5 kg.
Vì thế, các thương lái thích thu gom nghệ vùng Cùa để cung cấp cho các hãng dược liệu sản xuất thuốc, mỹ phẩm trong nước. Mỗi kg nghệ tươi vùng Cùa có giá bán khoảng 20 - 25 ngàn đồng, trong khi nghệ từ các tỉnh thành khác chỉ khoảng 15 ngàn đồng.

Để có nguyên liệu, anh Minh Đức đã đầu tư giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật cho 10 hộ gia đình trên địa bàn trồng 4 ha nghệ. Là người đầu tiên ở địa phương thử nghiệm mô hình chuyên canh cây nghệ thay vì tập quán trồng xen canh như người dân từ lâu nay, anh Đức rất hào hứng và hi vọng cách làm này sẽ giúp anh chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất.

Anh Đức cho biết triển khai trồng nghệ từ giữa tháng 7 để tránh thời tiết mưa lạnh của tháng 9, tháng 10 trong năm. Đặc tính của nghệ là củ giống có thời gian ngủ nghỉ trong đất khá dài, thường sau một tháng mầm non mới mọc lên khỏi mặt đất, sau khoảng 8 tháng thì cho thu hoạch.

Cây nghệ có đặc tính miễn dịch hoàn toàn đối với mọi loại sâu bệnh, nên suốt trong quá trình sinh trưởng, tuyệt đối không cần sử dụng bất cứ loại hóa chất bảo vệ thực vật trên cây nghệ.

Anh Minh Đức khoe những công đoạn “lấy tiền” từ khi củ nghệ được trồng xuống đất đến khi thu hoạch.

Cụ thể, sau trồng 3 tháng, khi cây nghệ đã sinh trưởng phát triển ổn định, người nông dân tiến hành khoét phần đất ở gốc cây nghệ thu hồi củ giống (miếng nghệ trồng xuống ban đầu) để bán lần một. Củ giống được thu hồi vẫn bảo đảm chất lượng, do đã già hơn nên có thể còn có chất lượng cao hơn củ giống khi đưa vào trồng ban đầu. Biện pháp này giúp nông dân bán củ giống vừa có tiền tiêu lại vừa thúc đẩy cây nghệ phát triển nhanh hơn, cho năng suất cao hơn.

Theo tính toán của anh Đức, mỗi ha nghệ ở vùng Cùa cho thu hoạch khoảng 2 - 2,5 tấn củ tươi, tính ra giá thị trường cũng được hơn 50 triệu đồng. Trừ chi phí đầu tư giống, phân bón thì trồng nghệ vẫn được coi là cây trồng có thu nhập khá ổn định.

Mỗi năm bình quân cơ sở sản xuất của anh Đức cần khoảng 30 tấn nghệ tươi để làm ra được 2 tấn tinh bột nghệ. Ngoài diện tích nghệ anh trồng để phục vụ chế biến, hàng năm anh cũng thu mua một lượng nghệ rất lớn của bà con nông dân các vùng khác để đủ cho dây chuyền sản xuất.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm