| Hotline: 0983.970.780

Vàng tâm khác mỡ thế nào?

Thứ Sáu 27/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

Theo cuốn “Thực vật rừng” thì cách phân biệt rõ ràng hai loài cây này chính là màu sắc, thớ của gỗ. Thịt của cây gỗ mỡ có màu xám trắng, hơi ánh bạc, mềm, thớ thẳng, mịn. Còn cây vàng tâm gỗ có màu vàng, thơm, thớ mịn, khó bị mối mọt./ Hài hước chuyện mua gom cây “vàng tâm”

* Cây vàng tâm đang bên bờ tuyệt chủng!

Theo hai tác giả cuốn sách “Thực vật rừng” là Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyền (Trường Đại học Lâm nghiệp) thì vàng tâm là một loài gỗ quý, sống rải rác trong rừng rậm. Do bị khai thác, sử dụng quá mức, đến nay loài cây này đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Cộng với đó, cây vàng tâm chưa được nghiên cứu để gây trồng rộng rãi. Đương nhiên, việc kiếm được hàng nghìn cây vàng tâm cùng chủng loại, kích thước như TP Hà Nội đang làm… là điều không tưởng.

Không khó phân biệt

Vàng tâm có tên gọi khoa học là Manglietia fordiana, cùng họ với cây gỗ mỡ. Cây gỗ trung bình có thể cao tới 20 m, đường kính từ 70 – 80 cm, vỏ nhẵn màu xám bạc. So với vàng tâm, đường kính của cây gỗ mỡ (tên khoa học là Manglietia glauca Dandy) có khi chỉ bằng một nửa. Cành non và chồi của cây vàng tâm phủ lông tơ màu nâu óng ánh.

Trong khi cây gỗ mỡ, cành non có màu xanh nhạt, không phủ lông tơ. Về hình thái lá, hai loài cây này cũng rất khác nhau. Với cây gỗ mỡ, lá đơn mọc cách, hình trái xoan, đuôi lá nhọn dần, phiến lá dài 15 – 20 cm. Hai mặt của lá hoàn toàn nhẵn, nổi rõ gân. Còn cây vàng tâm, lá có hình giáo ngược, dài từ 8 – 18 cm, có phủ lông thưa trên bề mặt.

Cũng theo cuốn “Thực vật rừng” thì cách phân biệt rõ ràng hai loài cây này chính là màu sắc, thớ của gỗ. Thịt của cây gỗ mỡ có màu xám trắng, hơi ánh bạc, mềm, thớ thẳng, mịn.

18-16-11_2
Cuốn sách “Thực vật rừng” chỉ rõ sự khác biệt của hai loài cây này

Còn cây vàng tâm gỗ có màu vàng, thơm, thớ mịn, khó bị mối mọt. Đây là loại gỗ quý có thể đóng đồ dùng, mỹ nghệ. Vỏ và quả của cây vàng tâm thậm chí còn được người dân một số tỉnh miền núi dùng làm thuốc chữa bệnh.

Ngược lại, do là cây gỗ mềm, mỡ thường được trồng làm nguyên liệu SX giấy, bút chì, gỗ dán… Số lượng cây vàng tâm hiện còn rất ít và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Hiện vàng tâm chỉ còn mọc rải rác trong các khu rừng rậm, phân bố ở một số tỉnh như Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình…

Gỗ mỡ rẻ bèo!

PV NNVN đã có cuộc khảo sát giá cây mỡ trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Tại Điện Biên còn rất ít trung tâm giống, trạm khuyến nông thực hiện việc ươm giống cây mỡ.

Bà Mai Hương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Điện Biên cho biết, những năm qua, diện tích trồng cây mỡ trên địa bàn cũng giảm tương đối. Nguyên nhân, bởi đây là loài cây có giá trị kinh tế không cao, hay bị dịch bệnh bùng phát.

Theo giá cây lâm nghiệp mà tỉnh Điện Biên ban hành, một cây gỗ mỡ độ tuổi 6 – 8 tháng, chiều cao cây khoảng 40 cm có giá 1.700 đồng.

Hiện Trạm Khuyến nông huyện Mường Ảng (Điện Biên) đang cho ươm khoảng 40 vạn cây con giống gỗ mỡ. Tại đây, gỗ mỡ giống được ươm trong bầu nhỏ, dày đặc như… gieo rau mùng tơi. Vì là huyện 30A, lượng cây giống này sẽ được cấp không cho người dân để gây rừng.

Ông Nguyễn Trọng Kính, Trạm trưởng cho biết, tiền lệ ở đây chưa có việc bán cây gỗ mỡ vài năm tuổi làm bóng mát.

Hỏi chuyện nếu như trồng cây gỗ mỡ làm cây bóng mát cho TP liệu có được không, bà Mai Hương lắc đầu bảo: “Đây là một quyết định khó hiểu”.

Ngoài chất lượng gỗ kém, dễ gãy đổ khi gặp gió bão, trồng cây mỡ sẽ kéo theo nhiều “đại dịch”.

Thứ nhất, mỡ là loài cây thường bị sâu bệnh rất nặng. Sâu bám trên thân cây, ăn trụi lá, lan rộng ra những giống cây khác. Sâu 5 ngày tuổi thậm chí gặm cả vỏ non của thân cây làm thức ăn. Bên cạnh sâu hại, một yếu điểm chết người, một loài ong ăn lá mỡ (họ Tenthredinidae) cũng gây dịch lớn trên cây gỗ mỡ.

Thử tưởng tượng, nếu như TP Hà Nội thay thế “nhầm” toàn bộ cây gỗ mỡ, khi gặp đại dịch sâu, ong, người dân Thủ đô sẽ thế nào!?

Xem thêm
Khẩn trương hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh khẩn trương hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật để sớm đưa Luật Đất đai số 31/2024/QH15 vào cuộc sống.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực

Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

Bình luận mới nhất