| Hotline: 0983.970.780

Về bài "Ai tạo giống Khang dân 18?"

Thứ Tư 27/06/2012 , 11:46 (GMT+7)

NNVN vừa nhận được phản hồi về bài báo “Ai tạo giống Khang dân 18?” của ông Hoàng Minh Thính, nguyên trưởng phòng Nông lâm ngư nghiệp huyện Hải Ninh...

NNVN vừa nhận được phản hồi về bài báo “Ai tạo giống Khang dân 18?” (Báo NNVN ra ngày 7/6/2012) của ông Hoàng Minh Thính, nguyên trưởng phòng Nông lâm ngư nghiệp huyện Hải Ninh (nay là TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh), nguyên GĐ Trung tâm Khuyến nông huyện Hải Ninh (1996-2003), nay đã nghỉ hưu.

>> Ai tạo giống Khang dân 18?
>> Về bài báo ''Thêm một giống Khang Dân mới''
>> Thêm một giống Khang Dân mới
>> Hết thời lúa Khang Dân?
>> Thêm giống lúa tiếm ngôi Khang Dân

Để rộng đường dư luận, chúng tôi lược đăng ý kiến của ông Hoàng Minh Thính nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc của giống lúa Khang dân 18, giống vẫn đang chiếm diện tích SX lớn ở miền Bắc.

Ông Thính viết: Vụ xuân 1995 tôi và ông Nguyễn Viết Lý (phiên dịch viên tiếng Trung) đi thăm Trạm Nghiên cứu khoa học nông nghiệp khu Phòng Thành, đóng tại thị trấn Giang Bình, thị xã Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Sau khi đi xem xét các giống lúa khảo nghiệm, chúng tôi về nhà ông Phũ Hồng Tiến (gọi là Phũ), Trạm trưởng Trạm Nghiên cứu khoa học Phòng Thành ăn cơm. Ông Phũ cho biết ông có một giống lúa thuần rất tốt và mời tôi đi xem. Đến khu khảo nghiệm trong trại có rất nhiều giống lúa, tôi nhìn thấy 1 loại giống trồng khoảng 1 sào Bắc bộ (360 m2) đã trĩu hạt, lá vẫn đứng xanh, bản lá to, dày, cây to khoẻ, 25 rảnh/khóm, bông dài trên 25 cm, khoảng 350 hạt/bông, tôi cúi xuống nhổ một bông thì Phũ ngăn lại, nhưng tôi đã nhổ lên rồi. Về nhà ông Phũ nói với tôi là không được lấy về, kể cả một hạt. Tôi biết đấy là giống quý.

Vụ mùa năm 1995 tôi lại sang tham quan và đặt vấn đề với ông Phũ "bí mật" đưa giống lúa này về VN SX, cùng nhau làm kinh tế. Sau một hồi suy nghĩ ông Phũ mới nhận lời và có hứa, hết vụ mùa thu hoạch được bao nhiêu sẽ tính. Cuối năm 1995 tôi có mời ông Dương Kế Chư, GĐ Sở NN-PTNT, bà Nguyễn Thị Chung, PGĐ Sở NN-PTNT Quảng Ninh, ông Đặng Văn Quý, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh ra Móng Cái bàn đưa giống về SX tại Móng Cái. 

Vụ xuân năm 1996 chúng tôi nhập là 1.500 kg giống và tiến hành tổ chức SX tại HTX Hải Yên I, xã Hải Yên, huyện Hải Ninh với quy mô 20,14 ha, gồm 81 hộ tham gia. Khi tôi đặt vấn đề vay vốn để SX giống Khang mằn 18, ông Trần Khắc Kỳ, Chủ tịch UBND huyện không đồng ý. Phải thuyết phục nhiều lần, ông Kỳ mới cho vay. Đợt 1 chúng tôi vay tiền mua giống, phân bón là 30 triệu đồng. Đợt 2, tôi và Chủ nhiệm HTXNN phải nhổ khóm lúa đang làm đòng lên cho Chủ tịch huyện xem, thì ông ấy mới cho vay tiếp 30 triệu. Sau đó ông Phũ "bí mật" đưa giống qua đường tiểu ngạch sang Móng Cái cho chúng tôi. Sau vài ngày xuống giống, ông Phũ đặt tên là giống Khang mằn 18.

Trong quá trình chỉ đạo SX, chúng tôi cùng ông Phũ và cộng sự  tập huấn cho nông dân thực hiện. Khi mạ được 3 lá, ngày 25 Tết chúng tôi chỉ đạo nông dân tháo dỡ ni lông xuống rãnh, khi rét tiếp tục che lại. Đêm 29, rạng ngày 30 Tết gió mùa đông bắc tràn về, rét 5 độ C và kéo dài đến mùng 5 tết. Tôi xuống kiểm tra mạ thì lá vàng úa, rễ bắt đầu đen. Chúng tôi mời ông Phũ tiếp tục chỉ đạo nông dân cho nước ngâm chân mạ, bón tro bếp, phủ lại ni lông và chăm sóc. Cuối cùng mạ lên xanh tốt và cấy thừa cả diện tích lúa. Khi chuẩn bị thu hoạch, Sở NN-PTNT Quảng Ninh mời một số nơi về tham quan đầu bờ. Ông Quách Ngọc Ân, Phó Cục trưởng Cục Khuyến nông được mời làm chủ trì. Tôi là người báo cáo mô hình.

Trong lịch sử trồng lúa của tỉnh Quảng Ninh chưa bao giờ có giống lúa tốt đến thế. Năng suất trọng điểm có sào đạt tới 350 kg (trên 8 tấn/ha, đất xấu cũng đạt 5 tấn/ha). Cây cao trung bình 100-110 cm, chiều dài bông trung bình 22 cm, ruộng tốt đạt 270-370 hạt/bông, ruộng xấu đạt 200-250 hạt/bông. Sản lượng ước tính đạt trên 100 tấn. Chất lượng gạo thơm ngon, dẻo để qua đêm không bị cứng. Lúa tốt, ông Dương Kế Chư và các cộng sự đã gọi chệch là Khang dân 18.

Sở NN-PTNT Quảng Ninh cùng với chúng tôi tổ chức chia giống cho cán bộ các tỉnh phía Bắc 35 tấn, trong tỉnh 15 tấn, chưa kể các hộ bán chui ngay sau khi thu hoạch. Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Giám đốc Cty Giống cây trồng Quảng Ninh đã đi xe U-oát ra HTX Hải Yến I mua 300 kg làm giống.

Sau này ông Phũ và cộng sự của ông mới tiết lộ giống Khang mằn 18 do ông Trịnh Hằng Thụ, Phó GĐ Sở Nông nghiệp Quảng Tây sau một chuyến đi công tác nước ngoài năm 1992 có đưa về cho ông Phũ Hồng Tiến vài hạt để nhân giống. Khi đưa sang Việt Nam, ông Trịnh Hằng Thụ không hề biết và cũng không biết giống này nhân được bao nhiêu kg, vì lúc này Trung Quốc tập trung SX lúa lai, lúa thuần chỉ để khảo nghiệm không đưa ra SX đại trà...

Mãi sau này ông Thụ mới nghe tin giống Khang mằn 18 đã SX đại trà ở VN. Đến năm 1997 thì ông Phũ Hồng Tiến mất. Những năm 1996 VN chưa có chế độ chính sách bảo hộ giống, tôi nhận thức rằng cần đi tắt đón đầu về công nghệ, ai nhận tác giả cũng được; miễn là đem lại lợi ích cho đất nước, cho nông dân.

Tôi khẳng định Cty Giống cây trồng Quảng Ninh không phải là đơn vị nhập nội, tuyển chọn giống Khang dân 18 vì chúng tôi đã SX bán giống đại trà cho hầu hết các tỉnh phía Bắc SX từ vụ mùa năm 1996.

Hơn 15 năm qua, thành tựu của giống Khang mằn (Khang dân 18) đem lại lợi ích về kinh tế cho đất nước. Tôi đề nghị các cấp ngành nên quan tâm và biết ơn ông Phũ Hồng Tiến, người đã đưa giống lúa tốt sang VN. Hiện nay con cái ông Phũ ở thị trấn Giang Bình, Đông Hưng, Trung Quốc cũng nghèo khó cần sự giúp đỡ, âu cũng là đạo lý của người Việt “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất