| Hotline: 0983.970.780

Về muộn

Thứ Sáu 10/12/2010 , 09:38 (GMT+7)

Chồng tôi có thói quen dùng cơm ở nhà. Dù bận rộn cách mấy nhưng trưa nào anh cũng chạy về nhà ăn cơm, không tha thiết với khẩu phần ăn ở công ty.

Chỉ khi hôm nào có việc gấp ở cơ quan, hay đi ký hợp đồng với đối tác thì mới điện thoại về kêu tôi đừng chờ cơm, anh sẽ về ăn sau. Tôi vốn không phải là người ích kỉ, lại hiểu tính tình ngoan hiền của chồng, cảm thông công việc mà chồng mình đang gánh vác nên luôn tôn trọng anh ấy.

Cách đây vài tuần, ba mẹ chồng từ quê lên thăm, tôi quyết định bày tiệc để cả nhà cùng chung vui. Bữa tiệc hôm đó gồm các món: Lẩu Thái, cơm chiên, cá chép chiên xù… và các món hải sản bắt mắt khác. Các món ăn đã được dọn lên bàn tròn rất tươm tất nhưng chưa ai cầm đũa vì chờ chồng tôi về mới ăn. Anh điện hứa 5 phút sau sẽ có mặt ở nhà, nhưng đã 20 phút trôi qua vẫn bặt tăm.

Gọi điện thoại lại thì chỉ nhận được tín hiệu của tổng đài trả lời rằng không liên lạc được. Các món ăn bắt đầu lạnh dần. Xung quanh bàn ăn là những cặp mắt “suy tư”, đau đáu nhìn nhau không nói. Ông bà đang có những biểu hiện giận dữ. Những đứa trẻ thì đói ra mặt. Tôi định bảo các con ăn trước nhưng sợ ba mẹ không vui, với lại chưa chắc chúng nó lại chịu ăn khi ba chưa về.

Đúng 30 phút trôi qua, ông bà định rời bàn ăn thì cánh cửa mở toang, chồng tôi xuất hiện trong bộ y phục lấm lem dầu nhớt cùng với chiếc điện thoại tịt nguồn trên tay. Ông bà không nói gì, chỉ biết rơi nước mắt khi nhìn thấy con trai mình “te tua”. Anh nhanh nhẩu nói: “Con xin lỗi” rồi đi thẳng ra sau nhà, cởi phăng bộ đồng phục lấm lem, rửa sạch tay rồi ngồi ngay vào bàn ăn, không thèm tắm rửa.

Tuy vậy, bữa ăn hôm đó thật vui vẻ vô cùng. Ai cũng chăm chú lắng nghe anh kể về việc xe mình bị hư ra sao, lí do gì điện thoại bị hư… Mấy đứa nhỏ liên tục gắp thức ăn cho ba đến nỗi đầy chén, nhường cho ba những miếng ngon. Thấy gia đình quan trọng với mình như thế, chồng tôi cảm thấy vui sướng lạ thường, hứa với ba me và tôi rằng sẽ mãi ăn cơm ở nhà chứ không tòm tem ở những “quán phở” xa hoa.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm