| Hotline: 0983.970.780

Về nơi có tục lệ 'lập' người em trai út làm con 'cúng giỗ'

Thứ Tư 18/05/2016 , 13:24 (GMT+7)

Trước khi viết những dòng này tôi kể chuyện cho mấy người bạn nghe, một người cho biết: Đó không phải là chuyện hiếm.

Người em út đó sẽ đóng vai trò của người con trai của người anh cả lo chuyện cúng giỗ tổ tiên khi người anh trai khuất núi. Khi đó linh hồn của người anh trai không phải về chiếc lều lán do những người con gái dựng lên để cúng cha mẹ mình...

Người Dao mua con nuôi thì ở thôn bản nào cũng có, như trong phóng sự "Chuyện con nuôi ở Làng My" (xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, Lào Cai) mà tôi đã viết, nhiều nhà ở đây đều nuôi con nuôi.

Đó là những gia đình không có con trai, họ mua con nuôi để nối dõi tông đường, họ coi con nuôi như con đẻ để thờ cúng tổ tiên. Nhưng ở Khe Ván (xã Quang Minh, huyện Văn Yên, Yên Bái) người bố cho phép con trai cả nhận em út làm con…

Bàn chân tôi đi khắp vùng Tây Bắc, tìm hiểu khá kỹ về phong tục tập quán cũng như chuyện tang ma, cưới xin… mỗi dân tộc có sự khác nhau.

Tuy nhiên, có một điều là mọi dân tộc đều lấy con trai là người thờ cúng tổ tiên giống như dân tộc Kinh vậy. Nhà nào không có con trai thì họ phải xin hoặc mua bằng được con trai về nuôi để tiếp tục dòng chảy cuộc sống, nuôi dưỡng đời sống tâm linh.

20-51-48_1
Chiếc lán nơi cúng bố mẹ vợ đặt ngoài vườn thường gặp ở các bản làng Tây Bắc

Đi tới các bản làng đồng bào Tây Bắc, người ta thường thấy những chiếc lều con dựng sơ sài ở ngoài vườn, đó chính là nơi chủ nhà thờ cúng bố mẹ vợ.

Nhà thầy mo Lò Văn Phong dân tộc Thái đen ở bản Cại, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn trước cổng dựng hai chiếc lều như thế, hỏi ra mới hay một lều là nơi thờ cúng bố mẹ vợ ông Phong còn một lều thờ cúng bố mẹ vợ người con trai Lò Văn Đương đang ở cùng với ông.

Ông Phong cho biết: Chỉ khi Tết đến gia đình mới làm cơm mang ra cúng bố mẹ vợ ở ngoài lều này. Nếu cúng ở trong nhà thì bố mẹ vợ không thể vào trong nhà được…

Mới đây tôi lên xã Bản Mù ở huyện vùng cao Trạm Tấu, trưởng thôn Khấu Ly là Giàng A Vàng dẫn tôi vào nhà nguyên Chủ tịch xã Giàng A Páo. Nhà ông nằm cạnh con đường lên Bản Mù dưới bụi tre mọc xùm xòa dựng lưng chừng dốc, lúc này ở nhà chỉ có vợ ông là Sùng Thị Sua đang phơi váy áo.

Cạnh nhà có một căn lều nhỏ tối âm âm, hỏi ra mới hay vợ chồng bà mới đưa bà Mùa Thị Là hơn 100 tuổi từ xã Trạm Tấu về đây chăm sóc, bà là mẹ vợ ông Páo đang ốm quá.

Bà Mùa Thị Là có mấy người con gái, tất cả đều đã lấy chồng, nên ở một mình lại ốm đau do tuổi già nên vợ chồng Giàng A Páo phải dựng lều đưa về đây cho tiện chăm sóc.

20-51-48_5
Ông Triệu Thiều Thăng trao đổi với ông Kim về những đứa con của ông

Tôi hỏi vì sao không đưa bà vào trong nhà mà lại để bà ở ngoài lều? Bà Sua bảo: Mẹ tôi già quá sắp chết rồi. Bà chết ở trong nhà mình thì không thể làm ma được mà phải đưa bà ra ngoài lán này. Đây là nhà của bà, khi bà chết thì làm ma ở đây, cúng bà ngoài này. Không thể cúng bà trong nhà mình được, vì khác họ mà…

Việc thờ cúng tổ tiên, cha mẹ của các dân tộc sống trên vùng núi Tây Bắc là một chuyện rất hệ trọng. Bởi họ quan niệm khi chết đi, người ta tiếp tục một cuộc sống mới ở nơi vô cùng vô tận.

Bàn thờ tổ tiên là cái gạch nối giữa người sống và người chết, nơi người sống liên hệ với người đã khuất, bày tỏ nguyện vọng với cha mẹ, tổ tiên ở thế giới bên kia. Nếu người không có con trai chăm lo bàn thờ thì người đó khi chết đi sẽ không có nơi trở về trần thế, sẽ trở thành ma đói ma khát…

Ông Triệu Tiến Thịnh, dân tộc Dao quần chẹt, Trưởng Ban Dân vận tỉnh Yên Bái, một lần tiếp Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Mạnh Thường, ông rất muốn một ngày nào đó được mời TBT Báo Nông nghiệp Việt Nam vào thăm đồng bào Dao đỏ ở xã Quang Minh, nơi còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống vô cùng đặc sắc, nhất là lòng mến khách.

20-51-48_2
 Ngôi nhà của gia đình ông Triệu Tiến Kim

Ông kể rằng: Về mùa đông người Dao thường tắm nước nóng, họ lấy những lá cây thuốc trên rừng đun một nồi nước to đổ trong thùng bằng gỗ. Người đầu tiên được mời tắm là vị khách đến chơi nhà, cô con gái của gia chủ sẽ múc nước dội cho khách, tiếp đến là người già. Còn khi ngủ, thì người con gái sẽ vào nằm trong chăn trước, khi nào chăn ấm thì cô gái chui ra khỏi chăn mời khách vào nằm.

Chuyện này tôi đã nghe ở đâu đó, nên lần này quyết định vào xã Quang Minh xin ngủ lại một đêm để tận hưởng tấm lòng thịnh tình hiếu khách của người Dao nơi đây.

Ông Triệu Thiều Thăng, Chủ tịch Mặt trận xã, bảo tôi: Mời khách tắm nước thuốc bây giờ vẫn còn, chuyện con gái chủ nhà vào nằm ấm chăn cho khách thì không có. Còn chuyện người Dao nuôi con nuôi thì nhiều, những gia đình không có con trai thì họ mua con nuôi về. Bố tôi là cũng là con nuôi, ông quê ở Thái Bình.

Nghe ông già kể lại, năm ấy gia đình chạy loạn lên tới ga Hút thì ông tôi bị bệnh sốt rét chết ở đó. Ông già tôi lang thang dọc đường tàu, có một người tên là Cát nhặt về nuôi, được ít ngày thì bán cho một gia đình người Dao ở Khe Ván đặt tên là Triệu Khi An. Tôi nhiều lần về thăm quê ông già, để biết gốc tích của mình thôi, còn tôi đã là người Dao, thờ ma người Dao…

20-51-48_3
Ông Triệu Tiến Kim nói chuyện “hạ cấp” người con trai út

Im lặng một lát, ông Thăng kể thôn Khe Ván có vợ chồng không có con trai đã xin bố mẹ lấy người em út làm con. Nghe lạ quá tôi nhờ ông Thăng dẫn đến thăm gia đình nhà ấy.

Đó là gia đình ông Triệu Tiến Kim, năm nay ông Kim đã 75 tuổi, một thầy mo cao tay nhất xã Quang Minh. Nhà ông Kim ở cạnh nhà ông Thăng, một khu nhà hai tầng khang trang được xây dựng từ tiền bán quế và sắn.

Khi tôi đến chẳng có ai ở nhà, chỉ có mình ông Triệu Tiến Kim ngồi dưới đất. Hỏi ra mới hay ông Kim bị liệt hai chân, việc đi lại của ông vô cùng khó khăn. Những gia đình có việc mời ông tới cúng thì phải đến tận nhà đón ông bằng ngựa hoặc xe máy. Ông Kim có 4 người con trai và hai người con gái.

Người con trai cả là Triệu Quý Lâm, sinh năm 1965, có 5 đứa con gái tất cả đã đi lấy chồng. Mặc dù đã ra ở riêng, nhưng ông Lâm là con trai cả, theo lý của người Dao ông là người giữa bát hương thờ cúng tổ tiên của dòng họ.

Do không có con trai nên khi ông qua đời sẽ không có người thay ông giữ bát hương, chính vì thế mà ông Triệu Tiến Kim quyết định “hạ cấp” thằng con trai út là Triệu Văn Lai sinh năm 1984 cho làm con nuôi người con trai cả Triệu Quý Lâm.

Ông Kim ngồi day day hai bàn chân dưới đất: Để “hạ cấp” thằng Lai tôi phải bàn bạc với anh em trong họ và những người trong gia đình, không ai phản đối mới mổ gà làm lễ xin ý kiến tổ tiên, báo cáo người âm. Gieo quẻ chỉ một lần là được ngay, như thế là các cụ đồng ý cho thằng Lai làm con nuôi thằng Lâm, thằng Lâm không phải mua con nuôi nữa…

Kể từ khi Triệu Văn Lai trở thành con nuôi anh trai Triệu Quý Lâm, vợ chồng con cái Lai vẫn ở với ông Triệu Tiến Kim mà không về ở với vợ chồng Triệu Quý Lâm, chỉ có điều bây giờ Lai gọi ông Kim là ông, các con Lai gọi ông Kim là cụ, gọi Triệu Quý Lâm là ông. Ông Kim cười rất vui: Thằng Lai bị “hạ cấp” thì con cái nó cũng bị “hạ cấp” theo…

Trước khi viết những dòng này tôi kể chuyện cho mấy người bạn nghe, một người cho biết: Đó không phải là chuyện hiếm, cách đây mấy năm một vị lãnh đạo ở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái cũng đã làm lễ nhận người em trai út làm con nuôi.

Người em út đó sẽ đóng vai trò của người con trai của người anh cả lo chuyện cúng giỗ tổ tiên khi người anh trai khuất núi. Khi đó linh hồn của người anh trai không phải về chiếc lều lán do những người con gái dựng lên để cúng cha mẹ mình…

20-51-48_4
Ông Triệu Tiến Kim mặc đồ cúng khi đi làm lễ

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Khẩn trương hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh khẩn trương hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật để sớm đưa Luật Đất đai số 31/2024/QH15 vào cuộc sống.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hiệu trưởng bắt học sinh đi lao động nếu không dự hội trại có thu phí

THỪA THIÊN - HUẾ Yêu cầu học sinh phải đi lao động nếu không dự hội trại là chưa khoa học, không phù hợp với mục tiêu của hoạt động giáo dục, dễ nảy sinh suy nghĩ nhạy cảm.

Bình luận mới nhất