| Hotline: 0983.970.780

Về nơi đầu lũ

Thứ Sáu 05/11/2010 , 09:40 (GMT+7)

Ở Phú Yên, cứ đến mùa mưa lũ, huyện Đồng Xuân là địa phương đầu tiên phải “gánh” những cơn lũ quét đầy cuồng nộ. Bây giờ, mỗi khi lũ về là người dân Đồng Xuân đứng ngồi không yên.

Ở Phú Yên, cứ đến mùa mưa lũ, huyện Đồng Xuân là địa phương đầu tiên phải “gánh” những cơn lũ quét đầy cuồng nộ. Và đây cũng từng là nơi có con số thiệt hại về người nhiều nhất miền Trung trong cơn lũ lịch sử xảy ra vào đầu tháng 11/2009. Bây giờ, mỗi khi lũ về là người dân Đồng Xuân đứng ngồi không yên. 

Ngày định mệnh

Ngày 2/11 như là ngày “định mệnh” của người dân huyện Đồng Xuân (Phú Yên). Ngày này năm ngoái, cơn lũ số 11 tràn về quét sạch 40/41 ngôi nhà ở xóm Trường thuộc thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2 (Đồng Xuân). 18 người dân ở xóm này đã bị dòng lũ cuốn trôi làm nên ngày đại tang cho người dân Đồng Xuân. Đúng ngày 2/11 năm nay, cơn lũ dữ lại về...

Ngày 4/11, mặc dù huyện Đồng Xuân vẫn còn bị lũ cô lập, giao thông chưa “thông” vì nước lũ còn án ngữ ngay vùng cầu đường sắt, trước cửa ngõ về thị trấn La Hai nhưng tôi vẫn tìm mọi cách tiếp cận với vùng đất đầy khó khăn này. Vào thị trấn La Hai, tuy là khu trung tâm của huyện Đồng Xuân nhưng mọi hoạt đều ngưng trệ. Những con đường vắng tanh, những cửa hàng đóng cửa im ỉm.

Ông Nguyễn Lý Nguyên- Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân cho biết: “Trong những ngày đầu tiên lũ về (ngày 2 và 3/11), con đường dài 16 km từ thị trấn Chí Thạnh (Tuy An) đi La Hai bị nước lũ từ dòng sông Kỳ Lộ tràn qua cắt đứt hoàn toàn. Bây giờ tuy đường đã thông nhưng ngay cửa ngõ vào trung tâm huyện vẫn còn bị cắt nên người dân vẫn còn bị cô lập. Khó khăn nhất là những xã vùng sâu đã bị lũ “nhốt” suốt nhiều ngày nay. Muốn đi ra thị trấn mua thức ăn cũng chẳng thể ra khỏi làng”.

Địa phương xa nhất của huyện Đồng Xuân là xã Phú Mỡ (giáp tỉnh Gia Lai) có trên 2.800 nhân khẩu chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số Banar và Chăm. Người dân ở đây hầu hết rất nghèo, làm bữa sáng kiếm tiền mua gạo bữa chiều nên trong nhà không bao giờ có lương thực dự trữ. Khi bị lũ bao vây, ngay lập tức dân bản đói ăn. Ông Phó Chủ tịch huyện Đồng Xuân Nguyễn Lý Nguyên bộc bạch: Khi không có mưa lũ đồng bào ở địa phương này đã thường xuyên đói giáp hạt rồi. Vào mùa mưa lũ họ càng khó khăn. Những vùng trũng như xã Xuân Sơn Bắc, xã Xuân Quang 1, thôn Long Hòa của xã Xuân Long còn bị lũ “nhốt” lâu hơn vì nước còn đầy ắp sông Cô. 

Trôi của, mất người

Theo báo cáo nhanh của huyện Đồng Xuân, đến ngày 4/11, ngoài thiệt hại về nhà bị ngập, giao thông, điện, các công trình thủy lợi...vùng đất nghèo này còn bị tổn thất rất lớn về SXNN với 570 ha lúa vụ mùa, 177 ha sắn và trên 500 ha mía bị lũ nhấn chìm. Riêng thiệt hại về nông nghiệp ước tính lên đến 10.617 triệu đồng.

Ông Đặng Văn Trọng- Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân giọng buồn rầu: “Nhiều xã như Xuân Phước, Xuân Lãnh, Đa Lộc vì đặc thù ruộng bậc thang nên không thể xây dựng công trình thủy lợi, SXNN rất trầy chật, mỗi năm chỉ làm được 2 vụ lúa. Vụ ĐX ăn nước đập bổi, gặt xong đợi đến mùa mưa làm vụ mùa trông chờ vào nước trời, năm nào mưa thuận gió hòa mỗi sào ruộng chỉ thu được 200kg lúa. Vụ mùa năm nay cây lúa đang làm đòng, trỗ thì bị lũ ập về nhấn chìm, gần như là mất trắng...”.

Mới chỉ là “khúc dạo đầu” của mùa lũ năm nay nhưng người dân Đồng Xuân đã lại có tang tóc. Ông Võ Xuân Nam - Chủ tịch UBND xã Xuân Lãnh cho biết: “Vào khoảng 21 giờ ngày 1/11, ông Đặng Hồng Kỳ (1960) ở thôn Lãnh Cao đi làm thuê ở Đà Nẵng về đến thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh-Bình Định) thì gọi điện cho con gái là Đặng Thị Mai (1983) chạy xe máy ra chở về Xuân Lãnh. Về đến cầu tràn Soi Dâu thuộc thôn Lãnh Cao (Xuân Lãnh) thì lũ tràn về, 2 cha con ông Kỳ dắt xe lội qua thì bị dòng lũ xiết cuốn trôi. Ông Nguyễn Bảo Tấn đi phía trước chứng kiến nhưng do đoạn đường này xa khu dân cư nên không thể kêu cứu. Đến 9 giờ sáng hôm sau (ngày 2/11) mới tìm thấy xác ông Kỳ. Mãi đến 10 giờ sáng ngày 4/11, xác chị Mai mới được tìm thấy khi thi thể nổi lên dòng sông”.

Đã nghèo còn gặp cái eo, lúa thu được từ vụ mùa của nông dân Đồng Xuân ngoài làm lương thực hằng ngày còn là của để dành đến Tết bán đi, lấy tiền sắm Tết cho cả gia đình. Bây giờ lúa mất trắng, toàn bộ cây mì, cây mía cũng bị lũ quật ngã, kể như trắng tay...
Sống trên vùng đất khó, làm ruộng chẳng được mấy hạt lúa, ông Kỳ phải tha hương ra tận Đà Nẵng làm thuê kiếm tiền về mua gạo để gia đình cầm cự qua mùa mưa lũ. Những đồng tiền đẫm mồ hôi của ông Kỳ chưa kịp đến tay vợ con đã bị dòng lũ cuốn trôi theo 2 con người xấu số này.

Đang làm việc mà ông Nguyễn Lý Nguyên - Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân cứ giục tôi: “Anh lo mà “xuống núi” cho sớm chứ nước lại dâng nhanh ngày càng cao thế này thì coi chừng bị mắc kẹt không thể về được”.

Trên đường về, ghé lại Trạm Thủy văn Hà Bàng đóng tại xã Xuân Sơn Nam, tôi được ông Lâm văn Hiệp, cán bộ phụ trách-cho biết: “Đỉnh lũ hôm ngày 2/11 trên sông Kỳ Lộ là 969, trên mức báo động ba 1,9 tấc, sau đó xuống dần. Do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới nên trong 2 ngày 3 và 4/11 mưa dai dẳng, mực nước sông dâng nhanh. Lúc 1 giờ ngày 4/11 chân nước ở mức 736, 2 tiếng đồng hồ sau đã dâng lên mức 740, đến 13 giờ chiều lại tăng lên mức 799, trên mức báo động 1 là 5 tấc. Xu hướng này lũ sẽ lại về”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm