| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao chất lượng, phát triển bền vững

Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được ưu tiên hàng đầu

Thứ Ba 20/09/2022 , 15:21 (GMT+7)

Các bếp ăn tập thể sẽ tập trung đến 4 vấn đề gồm vệ sinh an toàn thực phẩm, chi phí cạnh tranh, chất lượng và tính sẵn sàng (cung ứng thường xuyên, đều đặn)...

IMG_0022

Diễn đàn trực tuyến Kết nối thực phẩm an toàn với các bếp ăn tập thể.

Trong bối cảnh tháng 9 là khoảng thời gian các trường học trên cả nước bắt đầu năm học mới, hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp đang diễn ra với cường độ cao trước khi bước vào quý cuối năm của năm 2022, ngày 20/9, Tổ điều hành Diễn đàn Kết nối nông sản 970 (Diễn đàn 970) của Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND, Sở NN-PTNT, Sở Công Thương, Sở Giáo dục và Đào tạo của các tỉnh, thành phố trọng điểm trên cả nước đồng tổ chức Diễn đàn trực tuyến Kết nối thực phẩm an toàn với các bếp ăn tập thể.

Theo thông tin từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), đến cuối tháng 8/2022, đã có 1,669 chuỗi cung cấp nông sản an toàn được kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó có một số doanh nghiệp tiêu biểu cung ứng theo chuỗi lớn như Công ty Cổ phần Y dược - Thực phẩm Nam Hà Nội, Công ty Masan, Công ty DeHeus...

Ông Vũ Cường, Trưởng phòng Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi (Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản) cho biết, đối với chuỗi cung ứng thực phẩm cho bếp ăn tập thể, các doanh nghiệp và trường học quan tâm đến 4 vấn đề gồm vệ sinh an toàn thực phẩm, chi phí cạnh tranh, chất lượng và tính sẵn sàng (cung ứng thường xuyên, đều đặn)...

“Tùy vào sự ưu tiên của từng doanh nghiệp, trường học đối với chuỗi cung ứng thực phẩm cho bếp ăn tập thể, song yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được ưu tiên trên hết. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, trường học không nên chỉ tin tưởng vào đơn vị cung cấp mà cần có phương án xử lý nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn dựa theo chuỗi này”, ông Vũ Cường cho biết.

z3734832626485_41a9b9d166aab7f13a74d76411f9bd45

Yếu tố quan trọng nhất để tạo ra chuỗi thực phẩm an toàn là mối liên kết sản xuất thông qua các cam kết, hợp đồng về trách nhiệm để cùng tạo ra các sản phẩm an toàn từ trang trại tới bàn ăn.

Còn theo ông Nguyễn Văn Thuận, Trưởng phòng Quản lý chất lượng 2 (Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Bộ NN-PTNT), yếu tố quan trọng nhất để tạo ra chuỗi thực phẩm an toàn là mối liên kết sản xuất thông qua các cam kết, hợp đồng về trách nhiệm để cùng tạo ra các sản phẩm an toàn từ trang trại tới bàn ăn.

"Hiện nay, rất nhiều sản phẩm sản xuất trong nước lại có giá thành cao hơn so với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu do thiếu liên kết chuỗi. Việc áp dụng liên kết sản xuất sẽ tạo được tiếng nói chung cho các công đoạn, từ đó đảm bảo việc giám sát an toàn thực phẩm thông qua trách nhiệm hợp đồng, phát triển nền sản xuất hàng hóa tập trung, từng bước giảm thiểu nền sản xuất manh mún, nhỏ lẻ", ông Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh.

Theo đó, đại diện Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho rằng, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuỗi sẽ tạo ra lợi ích cho tất cả các bên từ người tiêu dùng, người sản xuất kinh doanh tới cơ quan quản lý Nhà nước. Trong đó, người tiêu dùng sẽ tiếp cận được các sản phẩm an toàn, phân biết được sản phẩm đã được kiểm soát an toàn; người sản xuất kinh doanh sẽ tăng sản lượng và giá trị sản xuất kinh doanh nhờ niềm tin và sự trung thành của người tiêu dùng với sản phẩm an toàn; cơ quan Nhà nước sẽ kiểm soát được an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất; truy xuất được nguồn gốc và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho rằng, việc đem các sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm tới các bếp ăn tập thể không chỉ đơn thuần là hoạt động cung ứng, mà đó còn là trách nhiệm chung với xã hội, đất nước. Do đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường việc tuyên truyền, kiểm soát chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

"Bên cạnh đó, việc kiểm soát chuỗi cung ứng không chỉ gói gọn trong một địa phương mà cần có sự liên kết ngang giữa các địa phương với nhau để đảm bảo nguồn thực phẩm được cung cấp vào trường học, khu công nghiệp được kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm một cách rộng rãi cũng như xử lý các cơ sở cung ứng thực phẩm không an toàn một cách kịp thời và đồng bộ", ông Lê Thanh Tùng bày tỏ quan điểm.

(Bài viết có sự phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản)

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hàng trăm tấn rong trôi dạt vào biển Đồ Sơn, Cát Bà là rong mơ

HẢI PHÒNG Những ngày vừa qua, tại khu vực biển thuộc quần đảo Cát Bà và Đồ Sơn xuất hiện hàng trăm tấn rong trôi dạt vào bờ, rồi tràn lên các bãi tắm.