| Hotline: 0983.970.780

Diễn đàn

Về thông tư hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

Thứ Sáu 08/08/2014 , 10:25 (GMT+7)

Nội dung trao đổi: Bên ủy quyền được chấm dứt, thay đổi ủy quyền với bên nhận ủy quyền đứng tên đăng ký, sản xuất kinh doanh tại VN (mục 3, điều 5, dự thảo thông tư lần 3).

Nội dung trao đổi:

Bên ủy quyền được chấm dứt, thay đổi ủy quyền với bên nhận ủy quyền đứng tên đăng ký, sản xuất kinh doanh tại VN (mục 3, điều 5, dự thảo thông tư lần 3).

Hiệp hội Doanh nghiệp SXKD thuốc BVTV Việt Nam (VIPA) đề nghị bỏ nội dung: “Được chấm dứt, thay đổi ủy quyền đứng tên đăng ký đối với các tổ chức, cá nhân được ủy quyền”. Vì nếu điều khoản này được thực thi, các công ty nước ngoài sẽ ép các doanh nghiệp trong nước về sản lượng tiêu thụ, ép giá.

 Doanh nghiệp trong nước sẽ bị lệ thuộc nhiều vào các công ty nước ngoài, khó phát triển nền công nghiệp thuốc BVTV trong nước. Bản thân các doanh nghiệp trong nước lúc nào cũng lo ngại về việc nhà sản xuất thay đổi thì doanh nghiệp trong nước mất đi tài sản kinh doanh, tạo cơ hội lũng đoạn cho các công ty nước ngoài và còn gây rất nhiều khó khăn khác cho doanh nghiệp trong nước.

Khi nhà sản xuất chấm dứt, thay đổi ủy quyền thì tổ chức, cá nhân được ủy quyền không được kinh doanh sản phẩm của nhà sản xuất cũ và phải tìm nhà sản xuất hoạt chất, thuốc, kỹ thuật khác cung cấp đầy đủ hồ sơ đăng ký lại.

Việc tìm nhà sản xuất mới có đủ điều kiện là rất khó khăn. Đề nghị ban soạn thảo cần nghiên cứu thay đổi quy định này sao cho các tổ chức, cá nhân trong nước không bị lệ thuộc vào tổ chức, cá nhân ủy quyền.

+ Điều khoản này tôi thực sự phân vân. Vì trước đây lập ra để hạn chế số lượng cá nhân, tổ chức tham gia vào ngành hàng “có điều kiện” này. Nhưng vào giai đoạn tới khi mà vào năm 2015 cộng đồng ASEAN sẽ hòa nhập (hàng rào thuế quan gỡ bỏ, điều kiện kinh doanh giữa các nước thông thoáng hơn…) thì liệu những quy định trên có tự gây khó khăn cho chính các doanh nghiệp VN hay không. Gây khó cho mình cũng đồng nghĩa tạo điều kiện cho người nước ngoài. (ngvanthieu124@yahoo.com)

+ Tại điều 5, mục 3 có quy định bên nhận ủy quyền cũng có quyền tương tự như bên ủy quyền (được chuyển nhượng tên thương phẩm, được thay đổi nhà sản xuất hoạt chất, thuốc, kỹ thuật). Như vậy bề ngoài thì có vẻ công bằng cho cả 2 bên nhưng thực chất lại rất bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam.

Từ trước tới nay, phần lớn các công ty nước ngoài xâm nhập thị trường Việt Nam đều theo kiểu chọn một doanh nghiệp VN làm đối tác để làm các thủ tục khảo nghiệm, đăng ký vào danh mục cũng như công tác quảng bá, tiếp thị. Gọi đối tác cho oai nhưng thực chất chỉ là làm đại lý độc quyền cho họ, vì các doanh nghiệp VN thường chỉ làm công đoạn đơn giản là sang chai, đóng gói theo tiêu chuẩn và hướng dẫn của họ.

Tuy vậy tên thương phẩm tại thị trường VN là một tài sản lớn rất khó định giá, nó được hình thành rất nhọc nhằn và tốn công sức mà phần lớn bên ủy quyền không thấu hiểu, thậm chí giả vờ không thấu hiểu.

Không nói tới chuyện bên ủy quyền chấm dứt ủy quyền do các toan tính quyền lợi ích kỷ của họ mà chỉ nói tới việc tái cấu trúc của doanh nghiệp ủy quyền, một việc làm bình thường của doanh nghiệp cũng đủ làm cho bên nhận ủy quyền xính vính.

Thực tế diễn ra cho thấy, sau thời gian xác định được chỗ đứng, một số nhà sản xuất đã tổ chức bán hàng trực tiếp sản phẩm của họ tại thị trường VN và tất nhiên những sản phẩm đã được ủy quyền sẽ bị họ thu hồi, vậy là bao công sức phút chốc xuống sông biển. Cái thiệt hại nhất khiến cho bên được ủy quyền xính vính là kế hoạch kinh doanh của họ thường bí mật đến phút chót nên việc tìm kiếm một nhà sản xuất khác để thay thế thật không đơn giản. (donghai12@gmail.com)

+ Tôi không có số liệu chính xác nhưng ước tính có tới 65% hoạt chất thuốc BVTV mà các doanh nghiệp VN nhập về hàng năm có xuất xứ từ Trung Quốc.

 Từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thuốc BVTV lớn nhất thế giới. Hàng của Trung Quốc thường đa dạng, có hàng là hoạt chất mới, chất lượng cao, giá cao của những tập đoàn đa quốc gia đầu tư nhà máy tại Trung Quốc, có hàng là hoạt chất cũ đã hết hạn, chất lượng không cao, giá rẻ do các nhà máy của Trung Quốc sản xuất và có cả những hàng sale, chất lượng thấp do các nhà máy địa phương Trung Quốc sản xuất.

Thương gia người Hoa trong lĩnh vực thuốc BVTV cũng chiếm tỷ lệ rất cao trong các nước ASEAN, nhất là ở Malaysia, Indonesia. Bởi vậy người làm chính sách cần phải biết thực tế này để đề phòng rủi ro cho công tác BVTV của chúng ta. (Bạn đọc đề nghị giấu email)

Nội dung trao đổi kỳ sau:

Không cho đăng ký đối với thuốc hóa học có độ độc cấp I, II cho dù đấy là thuốc trừ tuyến trùng (mục 2, điều 6 của dự thảo Thông tư 3)

Ý kiến của một số doanh nghiệp: Hầu hết thuốc hóa học trừ tuyến trùng hiện nay đều có độ độc cấp I, II, bởi vậy thuốc trừ tuyến trùng cũng cần được cho đăng ký như là thuốc khử trùng, thuốc trừ chuột, thuốc trừ mối hại công trình xây dựng…

Rất mong bạn đọc góp ý kiến trao đổi: Ý kiến xin gửi theo địa chỉ thư điện tử: diendanbvtv@gmail.com.

(Tập hợp ý kiến)

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm