| Hotline: 0983.970.780

Về việc xây dựng 2 nhà máy sắn ở Nghệ An

Thứ Tư 11/12/2013 , 11:08 (GMT+7)

Tháng 9/2013, tỉnh Nghệ An đã đồng ý cho 2 doanh nghiệp (DN) khảo sát để xây dựng thêm 2 nhà máy (NM) tinh bột sắn tại 2 huyện Anh Sơn và Quế Phong.

Tháng 9/2013, tỉnh Nghệ An đã đồng ý cho 2 doanh nghiệp (DN) khảo sát để xây dựng thêm 2 nhà máy (NM) tinh bột sắn tại 2 huyện Anh Sơn và Quế Phong. 

QUY HOẠCH CHỒNG QUY HOẠCH

Theo ông Hoàng Văn Hùng, Phó Giám đốc NM đường Sông Lam (Đỉnh Sơn, Anh Sơn), NM Đường Sông Lam hiện có công suất 800 tấn mía/ngày, nhưng suốt 13 năm nay chưa năm nào đủ nguyên liệu để chạy hết công suất.

Mặc dù NM đã dùng nhiều chính sách để khuyến khích mở rộng diện tích mía nhưng cho tới nay mới có 936 ha/1.600 ha diện tích được quy hoạch. Bởi thế, NM phải lên tận các huyện Con Cuông, Tương Dương và xuống Thanh Chương để mở rộng thêm 400 ha mía ngoài vùng nguyên liệu.

"Bởi vậy, việc UBND tỉnh Nghệ An cho phép xây dựng NM tinh bột sắn tại xã Hoa Sơn (cách NM Đường Sông Lam 16 km) đang làm cho chúng tôi lo lắng. Cty CP Mía đường Sông Lam, đang chuẩn bị nâng công suất lên 1.000 tấn mía/ngày đã bị đổ bể và tai hại hơn là sẽ không đạt công suất thiết kế hiện có", ông Hùng nói.


Cá lồng bè dưới chân cầu Nam Đàn bị chết do nước thải chứa Cyanua (Ảnh tư liệu)

Theo thuyết minh dự án, NM tinh bột sắn chuẩn bị xây dựng ở xã Hoa Sơn (huyện Anh Sơn) sẽ có 1.500 ha nguyên liệu, trùm lên các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Con Cuông và một số huyện giáp ranh với tỉnh Nghệ An dọc tuyến đường Hồ Chí Minh.

Như vậy, để có nguyên liệu cho NM tinh bột sắn này hoạt động chắc chắn sẽ có một cuộc cạnh tranh quyết liệt ngay trong vùng nguyên liệu mía của các NM đường là khó tránh khỏi. Việc đầu tư xây dựng thêm 2 NM tinh bột sắn mới cũng tạo sức ép rất lớn cho vùng nguyên liệu sắn của 2 NM tinh bột sắn hiện có.

Ông Trần Quốc Hoàn, Phó Tổng Giám đốc Intimex Nghệ An, kiêm Giám đốc NM Tinh bột sắn Thanh Chương, cho biết: “NM Tinh bột sắn Thanh Chương hiện có công suất 500 tấn củ/ngày. Để có đủ nguyên liệu cho NM đạt công suất, ngoài vùng nguyên liệu tại huyện Thanh Chương, nông vụ nhà máy đã lặn lội lên huyện Anh Sơn, Con Cuông, sang các huyện Đô Lương, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp và đưa ra nhiều chính sách khuyến khích dân trồng sắn...

 Thế nhưng, thực tế mỗi năm chỉ có 3 tháng đầu vụ NM hoạt động hết công suất, 3 tháng tiếp theo chỉ được 60% công suất, còn 1 tháng cuối kỳ dù nỗ lực đến mấy cũng chỉ được khoảng 15 - 20% công suất thiết kế. NM Tinh bột sắn Yên Thành công suất 250 tấn củ/ngày cũng trong tình trạng tương tự...".

Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG LAM

Theo chuyên gia về nước sạch và vệ sinh môi trường thì việc Nghệ An cho phép đầu tư xây dựng thêm 2 NM tinh bột sắn mới ở Hoa Sơn, Anh Sơn (vùng thượng nguồn sông Lam) và ở xã Đồng Văn, Quế Phong (thượng nguồn sông Hiếu) không chỉ phá vỡ quy hoạch của nhiều loại cây trồng khác như đã nói ở trên mà nguy hiểm hơn sẽ trực tiếp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho nguồn nước sinh hoạt của hàng triệu người dân xứ Nghệ trong thời gian tới.

Theo phân tích của giới chuyên môn thì nguyên liệu dùng để chế biến tinh bột sắn hiện nay đều là giống sắn KM94, chứa hàm lượng chất độc Cyanua rất lớn trong củ. Trong quá trình chế biến, lượng Cyanua sẽ được tách ra bằng nước chảy vào các bể lắng sau đó qua xử lý rồi thải ra môi trường.

Theo quan sát của chúng tôi, NM Tinh bột sắn Hoa Sơn được quy hoạch trên diện tích 15 ha thuộc khu vực Cổ Hôn - Chọ Bùi, thuộc thôn 5, xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, chỉ nằm cách bờ sông Lam khoảng 1.000 m nên dù áp dụng công nghệ xử lý bằng công nghiệp, biogas và vôi... cũng chỉ dừng lại ở mức độ làm giảm ô nhiễm không khí chứ không thể loại bỏ được chất độc Cyanua ra khỏi nguồn nước trước khi đổ xuống dòng sông Lam.

Còn nhớ, cách đây khoảng 6 năm, nước thải của một NM tinh bột sắn tràn khỏi bể xử lý chảy xuống sông đã làm toàn bộ nguồn thủy sinh và lượng cá, tôm, ốc, cua, hến.... ở lòng sông bị chết sạch. Lượng nước thải nói trên đổ vào sông Lam đã làm toàn bộ số hộ nuôi cá lồng bè dưới chân cầu Nam Đàn điêu đứng.

Việc cho phép xây dựng thêm 2 NM tinh bột sắn trên thượng nguồn các dòng sông về lâu dài chắc chắn sẽ tác động xấu đến nguồn nước sinh hoạt của hàng triệu người dân, trong đó có gần 50 vạn dân TP Vinh đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt lấy từ sông Lam nên không thể xem thường.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm